30 bức chân dung trong triển lãm bộc lộ rõ ràng nhất quan điểm nghệ thuật này của Lê Minh Đức, đó là: “Khi tôi vẽ, tôi không thiên về chiều sâu của không gian, mà tôi thiên về chiều sâu của tâm lý”.
Với lối vẽ biểu hiện, anh không quan tâm nhiều đến những nguyên tắc hình họa hay các nguyên lý giải phẫu học (anatomy) mà chỉ tập trung biểu hiện “thần thái” nhân vật phát lộ. Mỗi một chân dung là một nhân vật độc đáo với một trạng thái tinh thần, một trạng thái tâm lý riêng biệt.
Một bức tranh chân dung trong triển lãm.
Ngoài những bức chân dung, nhiều bức tranh phong cảnh được vẽ theo một cách độc, lạ chẳng kém được trưng bày tại triển lãm này. TS. Bùi Quang Thắng- giám độc nghệ thuật của địa điểm diễn ra triển lãm - với Lê Minh Đức, “hình chỉ là cái cớ để chơi màu, để biểu hiện cảm xúc có tính trực giác của cá nhân anh trước một cảnh vật nào đó, dường như khi vẽ, anh ấy hút sự vật vào trong tâm trí và phóng chiếu nó ngay lập tức.
Cách anh trát màu nhanh, mạnh, dày, quện vào với nhau, cuồn cuộn cảm hứng, hòa sắc rất trầm, thi thoảng điểm vài vệt màu đối lập như cách các họa sĩ xưa ‘điểm nhãn’ tạo nên thần thái’ của bức tranh và đó cũng là cách của người họa sĩ biểu hiện trạng thái tinh thần của chính mình”.
Cũng theo lời chia sẻ của ông TS. Thắng, lối vẽ này ở thế giới gọi là “biểu hiện mới”, ở Việt Nam còn rất ít người vẽ lối này.
Không chỉ bởi nó rất tốn kém (có những bức tranh Lê Minh Đức dùng hết 126 tuýp màu sơn Anh) mà quan trọng hơn, nó còn đòi hỏi cá nhân người nghệ sĩ phải có sự “phủ định của phủ định” về quan điểm nghệ thuật để bứt phá khỏi mặt bằng nghệ thuật hiện thời.
Video: Khám phá 100 năm lịch sử áo tắm qua nghệ thuật vẽ trên cơ thể