Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tòa nhà cao nhất Việt Nam nằm ở thành phố nào?

(VTC News) -

Đây là thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, có số dân đông nhất nước ta.

1. Tòa nhà cao nhất Việt Nam nằm ở thành phố nào?

  • A

    TP.HCM

    Landmark 81 ở quận Bình Thạnh, TP.HCM là tòa nhà cao nhất ở Việt Nam. Tòa này cao thứ 2 khu vực Đông Nam Á với 461,2 mét, tương đương 81 tầng, được khởi công xây dựng vào ngày 13/12/2014 và hoàn thành vào 27/7/2018.
    Landmark 81 được tạo hình từ cảm hứng bó tre truyền thống vươn mình lên bầu trời xanh, thể hiện ý chí kiên cường cùng tinh thần bất khuất của con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn trong thời đại hội nhập.

  • B

    Hà Nội

  • C

    Đà Nẵng

  • D

    Cần Thơ

2. Sài Gòn được đổi tên thành TP.HCM vào năm nào?

  • A

    1973

  • B

    1974

  • C

    1975

  • D

    1976

    Ngày 2/7/1946, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp là người đầu tiên đưa ra ý tưởng đổi tên Sài Gòn thành TP.HCM. Ý tưởng này nhận được đông đảo sự ủng hộ của người dân và đồng ý ký vào bản quyết nghị thay tên để gửi lên Chính phủ.
    Sau 30 năm ngày 2/7/1976, khi đất nước đã hòa bình, Quốc hội khóa VI thống nhất ra quyết định chính thức đổi thành phố Sài Gòn mang tên TP.HCM.

3. Cảng Sài Gòn là cảng biển lớn thứ mấy tại nước ta?

  • A

    1

    Cảng Sài Gòn là cảng biến lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đây là cảng biển có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động xuất nhập khẩu của miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
    Được thành lập từ ngày 22/2/1860 dưới thời Pháp thuộc, cảng Sài Gòn ban đầu được biết đến dưới cái tên thương cảng Sài Gòn.
    Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn và liên tục được mở rộng theo quá trình phát triển. Từ năm 1975, Thương cảng Sài Gòn chính thức đổi tên thành Cảng Sài Gòn, với nhiều bến cảng nhỏ bên trong.
    Tổng diện tích mặt bằng của cảng lên tới gần 600.000m2 và mỗi năm phục vụ trung bình hơn 20 triệu tấn hàng hóa. Cảng còn lưu giữ ý nghĩa lịch sử to lớn khi là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ.

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

4. Dân số tại TP.HCM xếp thứ bao nhiêu cả nước?

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    2

  • D

    1

    Theo số liệu của Sở Y tế TP.HCM tính đến ngày 1/6/2023 tổng dân số TP.HCM là gần 8,9 triệu người (cụ thể là 8.899.866 người). 
    TP.HCM là thành phố đông dân nhất nước ta, chiếm tỷ trọng 9,35% dân số cả nước và 50,44% dân số vùng Đông Nam bộ. Dân số thành thị là 7.125.497 người (chiếm 79,23%), dân số nông thôn là 1.867.585 người (chiếm 20,77%).
    Theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, năm 2022, tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM là 76,2 tuổi (tuổi thọ trung bình chung cả nước là 73,6 tuổi). Tuổi thọ người dân nói chung tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh đạt 64 tuổi.

5. Một trong những món ăn đặc sản đậm nét nơi đây là?

  • A

    Phở bò

  • B

    Cơm gà

  • C

    Cơm tấm

    Cơm tấm là món ăn quen thuộc với người dân Sài Gòn và sẽ thật thiếu sót nếu không đưa món ăn này vào danh sách một trong những đặc sản nên thử khi đến Sài Gòn.
    Cơm tấm Sài Gòn từ xa xưa được coi là món ăn cứu đói của người lao động nghèo. Sở dĩ như vậy là vì hạt gạo tấm ít nở, giá thành lại rẻ nên có thể dùng trong bữa cơm hàng ngày để tiết kiệm chi phí.
    Trước đây, món ăn này hầu như chỉ dành cho người công nhân, nông dân nghèo hay học sinh, sinh viên không có điều kiện kinh tế. Nhưng đến bây giờ, cơm tấm lại trở thành đặc sản và được nhắc đến thường xuyên trên toàn quốc. Đặc biệt nó đã trở thành món ăn đặc trưng của Sài Gòn.
    Nguyên liệu chính của cơm tấm là cơm tấm, thịt heo bì, chả trứng, thịt nướng, và rau sống như giá, xà lách, dưa leo, rau thơm. Thêm vào đó, món ăn này thường được phục vụ cùng với nước mắm chua ngọt, trứng chiên, chả trứng.

  • D

    Cơm hến

6. Dinh Norodom là tên gọi trước đây của công trình nào?

  • A

    Ủy ban Nhân dân TP.HCM

  • B

    Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

  • C

    Việt Nam Quốc Tự

  • D

    Dinh Độc Lập 

    Theo Cổng thông tin Dinh Độc Lập, năm 1868 sau khi Pháp xâm lược miền Nam nước ta, chính quyền Pháp cho xây dựng tại trung tâm Sài Gòn dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ. Công trình được hoàn tất vào năm 1871 do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đặt viên đá đầu tiên, mang tên Norodom (tên một vị quốc vương Campuchia).
    Từ 1887 đến 1945, nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương. Đây cũng là cơ quan biểu thị cho bộ máy cai trị Pháp trên toàn cõi Ðông Dương nên còn được gọi là dinh Toàn quyền.
    Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng chỉ 6 tháng sau, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.
    Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đến nay Dinh Norodom được đổi tên thành Dinh Độc lập.

Khánh Sơn

Tin mới