Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiến sĩ Lương Hoài Nam: ‘Nhà nước không thu phí vỉa hè thì sẽ có bảo kê đến thu’

Ông Lương Hoài Nam cho rằng, để hạn chế lấn chiếm vỉa hè, các thành phố nên cho người dân thuê lại một phần vỉa hè để để xe, buôn bán kinh doanh rồi đóng phí cho nhà nước.

Phát biểu tại buổi tọa đàm trực tuyến "Vỉa hè, chống ùn tắc và trách nhiệm công dân”, vào sáng 24/3, tiến sĩ, chuyên gia giao thông Lương Hoài Nam khẳng định, bản thân ông rất hoan nghênh trước chiến dịch ra quân đòi lại vỉa hè của Hà Nội và TP.HCM. 

Tiến sĩ, chuyên gia giao thông Lương Hoài Nam phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: CTV) 

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Nam đưa ra đề xuất để hạn chế lấn chiếm vỉa hè, các thành phố nên cho người dân thuê lại một phần vỉa hè để để xe.

Theo đó, nếu chủ nhà sinh sống ở mặt đường có nhu cầu, chính quyền địa phương có thể đáp ứng thì nên cho phép họ thuê 2m bề rộng trên vỉa hè để xe máy của gia đình mình. Nếu nhà nước không cho thuê vỉa hè để thu phí thì chắc chắn lực lượng bảo kê sẽ đến thu phí của người dân.

“Vỉa hè là đất công nên không thể miễn phí cho bất cứ ai. Vỉa hè có công năng chính là để đi bộ, tuy nhiên nếu nơi nào có thể bố trí được để có thể phục vụ công năng khác nữa và công năng đó phải được thu phí.

Khi nhà nước đã ký hợp đồng cho thuê vỉa hè, có diện tích kẻ ô trắng, không một ai dám đến thu phí nữa. Khi bảo kê đến người dân chìa hợp đồng ra và có thể báo công an”, tiến sĩ Nam nói.

Theo ông Lương Hoài Nam, vỉa hè bị lấn chiếm liên quan tới 2 vấn đề, thứ nhất, là “nền kinh tế vỉa hè” bao gồm kinh tế mặt tiền và kinh tế hàng rong.

Thứ hai là kết cấu giao thông vận tải. Nếu chúng ta chỉ chăm chăm làm sạch vỉa hè, không thay đổi kết cấu giao thông, giảm tỷ lệ phương tiện cá nhân, tăng phương tiện giao thông công cộng thì không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Video: Vạch kẻ vỉa hè uốn lượn trên phố Hà Nội gây xôn xao

Ngọc Thắng

Tin mới