"Nhằm đảm bảo điều kiện ép buộc Nga đàm phán theo đúng công thức của Kiev, các nước NATO đang lập kế hoạch gửi quân tới Ukraine. Đây là trò chơi nguy hiểm có thể dẫn tới xung đột quân sự trực tiếp giữa những cường quốc hạt nhân", Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin nói.
Ông Alexander Fomin cho biết thêm vũ khí của Nga đã chứng minh được hiệu quả trong điều kiện chiến đấu. "Vũ khí Nga đã chứng minh đầy đủ hiệu quả trong điều kiện chiến đấu, trong khi hệ thống vũ khí phương Tây được cho là có đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật cao lại cháy trên chiến trường mà không có cơ hội phục hồi", Thứ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
NATO kên kế hoạch gửi quân tới Ukraine.
Mỹ đang tích cực xây dựng phiên bản mới của học thuyết hạt nhân, trong đó ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân có thể được hạ thấp đáng kể.
Trong khi đó, hồi tháng 7, các nước NATO từ chối yêu cầu của Tổng thống Volodymyr Zelensky về lời mời gia nhập liên minh, dù họ tái khẳng định rằng con đường trở thành thành viên chính thức của Kiev là "không thể đảo ngược". Đổi lại, NATO hứa với Ukraine gói viện trợ trị giá 43 tỷ USD trong một năm nữa.
Việc cam kết cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine làm cạn kiệt kho dự trữ của nhiều nước phương Tây, khi Mỹ tìm cách thuê nước ngoài sản xuất hệ thống này.
Washington cũng tiết lộ họ cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa Patriot cũ trị giá 100 triệu USD trong gói hỗ trợ an ninh mới nhất, cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ quyên góp nguồn hỗ trợ quân sự cho Ukraine từ kho dự trữ khí tài của Mỹ, không cần xin phép quốc hội nước này.
Tại Đức, quốc gia cung cấp hỗ trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ đang diễn ra cuộc khủng hoảng ngân sách làm gián khoản viện trợ trong tương lai và lịch trình của Bộ Quốc phòng về vũ khí, thiết bị, đạn dược hứa với Kiev.
Nga nhiều lần cảnh báo việc cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ dẫn đến cuộc xung đột leo thang hơn nữa. Quân đội Nga phá hủy nhiều vũ khí đắt tiền của NATO, trong đó có hệ thống Patriot bị phá hủy bởi tên lửa Iskander-M.