Mỹ và các đồng minh phương Tây đã viện trợ cho Ukraine hàng trăm hệ thống vũ khí khác nhau kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt (tháng 2/2022). Một trong những hệ thống vũ khí này có hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do Mỹ chuyển giao.
HIMARS là pháo phản lực đa nòng được gắn trên xe tải và có thể bắn rocket dẫn đường tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 80 km. Ngay sau khi xuất hiện ở Ukraine vào tháng 6/022, HIMARS đã tỏ ra hiệu quả và giúp Kiev có khả năng tấn công các mục tiêu tầm trung.
Tuy nhiên niềm vui của Ukraine đã sớm kết thúc khi tác chiến điện tử Nga tìm ra cách hạn chế độ chính xác của HIMARS khi vũ khí này mất đi độ chính xác.
Hệ thống HIMARS của Ukraine tấn công các mục tiêu Nga. (Ảnh: Newsweek)
Theo Defense Post, nhận định này xuất phát từ một đánh giá vũ khí được phân loại của quân đội Ukraine. Trong đó đưa ra những đánh giá khắc nghiệt về hiệu suất của một số hệ thống vũ khí của Mỹ, bao gồm cả HIMARS. Thông qua thử nghiệm nhiều hệ thống vũ khí do Mỹ viện trợ không đưa ra sử dụng vì khả năng tác chiến điện tử của Nga quá hiệu quả.
“Trong những tháng gần đây, HIMARS đã ngày càng kém hiệu quả do sự ngăn chặn liên tục từ Nga. Điều này buộc các quan chức Mỹ và Ukraine phải tìm cách điều chỉnh phần mềm HIMARS để chống lại các nỗ lực gây nhiễu ngày càng gia tăng của Nga”. CNN dẫn lời các nguồn tin cho biết. Đồng thời nói thêm rằng khi bị gây nhiễu sai lệch của HIMARS trong từng bắn lên đến 20m.
"Đây là trò chơi mèo vờn chuột", một quan chức Lầu Năm Góc nói CNN. Ông cũng cho biết rằng Lầu Năm Góc và Ukraine phải liên tục đưa ra các giải để đối phó với việc HIMARS bị gây nhiễu bởi đây là hệ thống vũ khí quan trọng đối với Kiev.
“Ukraine phải luôn giữ những hệ thống HIMARS trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt nhất, không phải vũ khí nào của Kiev cũng có tung ra các đòn tấn công chính xác như HIMARS", Chuẩn tướng Lục quân Mỹ Steven Anderson nói với CNN.
HIMARS không phải là vũ khí duy nhất bị ảnh hưởng bởi tác chiến điện tử của Nga, nhiều mẫu đạn dẫn đường khác như Excalibur và JDAM cũng vô hiệu hóa nhưng mức độ không nghiêm trọng như HIMARS.
HIMARS, vũ khí được xem là "phao cứu sinh" giúp Ukraine làm thay đổi cuộc chơi trong giai đoạn đầu chiến sự, nhưng giờ đây đã không còn là mối đe dọa lớn với Nga, Washington Post dẫn một nguồn tin quân sự cho biết.
Tuy nhiên, theo Washington Post, các hệ thống khác do phương Tây viện trợ cho Ukraine như tên lửa Storm Shadow của Anh và tên lửa ATACMS của Mỹ ít bị ảnh hưởng hơn bởi nỗ lực gây nhiễu của Nga.
Defense One cho biết, gây nhiễu là một chiến thuật chi phí thấp vì thiết bị giá không quá cao và có thể tiêu diệt các loại đạn dược trị giá hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn USD.
Tác chiến điện tử Nga đang khiến HIMARS khốn đốn khi không thể bắn trúng mục tiêu. (Ảnh: Newsweek)
Hệ thống gây nhiễu của Nga hoạt động từ mặt đất, phóng ra một cụm sóng "hình nón" ngăn vũ khí đối thủ liên lạc với vệ tinh vệ tinh dẫn đường, khiến chúng bay chệch mục tiêu dự kiến.
Một quan chức cấp cao của Mỹ giấu tên nói với Washington Post rằng, Nga "tiếp tục mở rộng việc sử dụng tác chiến điện tử. Và chúng tôi tiếp tục phát triển và đảm bảo rằng Ukraine có những năng lực cần thiết để tác chiến hiệu quả".
Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, Mike Nagata, trung tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, nói rằng Mỹ "vẫn đang tụt hậu" về khả năng tác chiến điện tử, nếu so với Nga.
Ông Nagata cho rằng, khoảng cách giữa vị trí của Mỹ và các đối thủ "ngày càng nới rộng" trên nhiều khía cạnh. Ông kêu gọi Mỹ cần phải nỗ lực hơn nữa để giành lấy vị thế thống trị trong hoạt động tác chiến điện tử.
Tướng Valery Zaluzhny, cựu tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, từng nhận định trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11 năm ngoái rằng, Nga đã chiếm thế thượng phong về tác chiến điện tử. Ông gọi tác chiến điện tử là "chìa khóa chiến thắng".