Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Thành phố Trung Quốc giờ mới vào đỉnh dịch COVID-19

(VTC News) -

Các ca lây nhiễm "nhập khẩu" khiến thành phố Trung Quốc giáp biên giới Nga điêu đứng, mặc dù giai đoạn đầu rất an toàn.

Cuối tháng 3, khi nhiều thành phố ở Trung Quốc tuyên bố vượt qua đỉnh dịch, mọi chuyện tồi tệ bắt đầu xảy ra với khu vực Tuy Phân Hà (ở Hắc Long Giang). Thành phố bắt đầu xuất hiện các ca nhiễm bệnh "nhập khẩu" đầu tiên. Con số này tăng dần qua từng ngày. 

Sau khi ghi nhận 25 người nhiễm virus SARS-CoV-2 trở về từ thành phố Vladivostok (Nga), ngày 8/4, Tuy Phân Hà bị phong tỏa.

Công nhân làm việc tại xưởng gỗ ở Tùy Phân Hà. (Ảnh: Reuters)

Cách đây vài tháng, nhà máy gỗ ở thành phố Tuy Phân Hà giáp biên giới Nga, thuộc tỉnh Hắc Long Giang luôn ồn ào tiếng máy móc hoạt động, mặc dù Trung Quốc đang trong mùa dịch. 

Nhưng những ngày gần đây, 2/3 nhân công của nhà máy từ chối tới làm.

"Họ sợ nên không tới và chúng tôi cũng chẳng thể ép họ tới", Su Wei, người phụ trách khâu sản xuất của nhà máy cho hay. 

Su nói vào mùa khai thác gỗ, nhà máy duy trì 200 công nhân. Nhưng đó là con số không tưởng ở thời điểm hiện tại. 

Tuy Phân Hà cách Vũ Hán hơn 2.000 km về phía Đông Bắc. Khi Vũ Hán và nhiều thành phố khác của Trung Quốc oằn mình chống COVID-19, người dân Tuy Phân Hà cảm thấy khá an toàn vì họ ở xa tâm dịch. 

"Khi đó chúng tôi cảm giác dịch bệnh ở rất xa", Su nói. 

Tuy nhiên, hiện tại khoảng 70.000 người dân tại đây được yêu cầu không ra khỏi nhà. Các gia đình chỉ được cử 1 người ra ngoài để mua nhu yếu phẩm 3 ngày/ lần.

Và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân địa phương và giáng đòn nặng vào nền kinh tế của thành phố này. 

Su cho biết các công nhân tới từ các thành phố khác bắt đầu rời đi, khách hàng cũng không còn gửi đơn hàng. "Số đơn hàng giảm 30%", Su cho hay. 

Video: Tổng thống Putin thăm bệnh viện chữa trị Covid-19 ở Matxcova

Tuy nhiên, ông Su cho biết các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào các đơn hàng qua lại với Nga còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều. 

Pan, một nhà bán buôn hàng nhập khẩu từ Nga cho biết, các đơn hàng của ông đã giảm tới 80%. 

"Đơn hàng không tới nữa", Pan rầu rĩ chia sẻ khi đứng tại quầy hàng của mình trong khu chợ Yige’er. 

Những ngày này, nhiều gian hàng ở Yige’er đóng cửa, ngừng kinh doanh.

Nhưng ngay cả với những người tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, họ lo ngại các khách hàng có thể lây nhiễm virus cho mình.

"Tôi sợ khi để họ vào. Làm thế nào mà không sợ chứ", Yang, chủ một cửa hàng bán đồ tạp hóa Nga cho hay. 

Tính tới 13/4, Tuy Phân Hà ghi nhận 322 trường hợp trong tổng số 326 ca bệnh nhập khẩu ở Hắc Long Giang. (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, nhiều người vượt qua nỗi lo virus vì nỗi lo mưu sinh. 

Huang Jinman, công nhân tại xưởng gỗ của Su nói rằng, anh từng lo lắng về việc đi làm trở lại, nhưng các biện pháp phòng chống dịch tại xưởng khiến anh an tâm phần nào. 

"Họ cho chúng tôi đeo khẩu trang và kiểm tra nhiệt độ mỗi ngày. Chúng tôi không thể đi bất cứ đâu ngoài nhà mình và nhà máy, để giảm thiểu tiếp xúc với người khác", Huang cho hay. 

Song Hy

Tin mới