Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Sâm Ngọc Linh mọc nhiều nhất ở tỉnh nào nước ta?

(VTC News) -

Đây là loài sâm chỉ mọc duy nhất tại vùng núi Ngọc Linh, ở độ cao trên 2.000m và có nguy cơ biến mất trong tự nhiên.

1. Sâm Ngọc Linh mọc nhiều nhất ở tỉnh nào nước ta?

  • A

    Lâm Đồng và Kon Tum 

  • B

    Quảng Nam và Kon Tum 

    Theo cổng thông tin tỉnh Kon Tum, loài sâm Ngọc Linh, chỉ mọc duy nhất tại vùng núi Ngọc Linh, ở độ cao trên 2.000m, thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, nên nguy cơ loài sâm quý này biến mất trong tự nhiên là điều sớm muộn.
    Để bảo tồn và phát triển giống sâm Ngọc Linh, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt dự án bảo tồn phát triển sâm Ngọc Linh từ năm 2005, với tổng kinh phí hơn 15,4 tỷ đồng. 

  • C

    Gia Lai và Kon Tum

  • D

    Hà Giang và Ninh Bình

2. Ai đã tìm thấy cây sâm Ngọc Linh?

  • A

    Lê Tiến Huy

  • B

    Nguyễn Ngọc Linh

  • C

    Đào Kim Ngọc

  • D

    Đào Kim Long

    Những năm 1970, khi đoàn công tác do dược sỹ Đào Kim Long dẫn đầu đã tìm thấy cây sâm Ngọc Linh trên đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc địa phận tỉnh Kon Tum.
    Dược sỹ Đào Kim Long nhớ lại, khoảng tháng 6/1972 có hội nghị dược liệu miền Trung, ông báo cáo có thể tìm thấy sâm Ngọc Linh ở núi Ngọc Linh.
    Lúc ấy khu ủy Khu 5 quyết định thành lập đội điều tra sâm do ông phụ trách, thành viên có 4 người, ngoài ông ra còn có các anh Nguyễn Bá Đoạt, Nguyễn Châu Giang (đều ở Kon Tum) và chị Nguyễn Thị Lê. 

3. Sâm Ngọc Linh còn có tên khác là gì?

  • A

    Sâm ông Long

  • B

    Sâm thần dược

  • C

    Thuốc giấu

    Từ rất lâu, sâm Ngọc Linh được người Xơ-đăng ở tỉnh Kon Tum dùng để chữa bệnh với tên gọi “thuốc giấu” hay “ngải rọm con”... Truyền thuyết kể rằng, người Xơ-đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh đã mật truyền phương “thuốc giấu” được lấy về từ núi thẳm, rừng sâu.
    Chẳng ai biết cây “thuốc giấu” có từ khi nào và đến từ đâu. Chỉ biết cây “thuốc giấu” là thần dược, dùng như một loại thuốc cầm máu, làm lành vết thương, làm thuốc bổ, chữa sốt rét, đau bụng, phù thũng.
    Cây thuốc quý ấy bảo vệ dân làng khỏi ốm đau, bệnh tật của cuộc sống nơi rừng thiêng, nước độc, mây phủ quanh năm này. Trải qua nhiều đời, bí mật về cây “thuốc giấu” luôn được người Xơ-đăng bảo vệ, trân trọng như báu vật mà thần núi, thần rừng đã ban tặng cho người dân nơi đây...
    Đến những năm kháng chiến chống Pháp, bí mật về cây “thuốc giấu” bắt đầu được hé lộ khi các già làng chỉ cho những cán bộ hoạt động nằm vùng tại đây cây thuốc quý. 

  • D

    Thuốc tiên

5. Sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia vào năm nào?

  • A

    2016

  • B

    2017

    Năm 2017, Thủ tướng phê duyệt sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia. Tại nhiều hội thảo quốc tế, các nhà nghiên cứu đánh giá sâm Ngọc Linh là sâm quý nhất Việt Nam, là một trong bốn giống sâm quý nhất thế giới, cùng với sâm Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc. 
    Năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt chương trình phát triển Sâm Việt Nam, phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030.
    Định hướng đến năm 2045 phát triển Sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất Sâm lớn trên thế giới.

  • C

    2018

  • D

    2019

Lâm Hoàng

Tin mới