Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Sai lầm khi uống bột sắn dây giải nhiệt mùa hè gây hại cho cơ thể

Bột sắn dây là đồ uống giải khát nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng các bác sĩ khuyến cáo với một số người mắc bệnh, nên cần thận trọng.

Bột sắn dây được làm từ cây sắn dây. Loại cây này còn có các tên gọi khác là bạch hán, khau cát, cát căn,…thuộc nhóm dây leo. Cây dạng dây leo dài, rễ phát triển thành củ sắn dây to, với đường kính khoảng 5 – 8cm và dài trên dưới 15cm.

Củ sắn dây khi thu hoạch sẽ rất nặng, thơm mùi nhựa sắn và thân dày thịt, chứa nhiều bột. Khi ăn sắn dây sẽ thấy vị ngọt mát. Vụ thu hoạch sắn dây thường bắt đầu vào tháng 10 hàng năm, và kết thúc vào tháng 4 của năm tới. Thu hoạch xong củ sắn dây, người ta sẽ sơ chế thành bột sắn dây để bảo quản sản phẩm được lâu hơn.

Trong bột sắn dây có chứa hàm lượng tinh bột lên tới 15%. Ngoài ra còn có các hoạt chất như isoflavone – chức năng tương tự như estrogen rất tốt cho nhan sắc của chị em phụ nữ. Hơn nữa, trong bột sắn dây còn chứa các hoạt chất puerarin có tác dụng giãn nở mạch máu, bảo vệ tim mạch,…chất daidzein giãn cơ và chất genistein làm giảm mỡ bụng, chống oxy hóa và cải thiện nhanh vóc dáng.

Tác dụng của bột sắn dây

Giải độc, trị chứng nghiện rượu

Ngoài bột sắn dây, hoa và thân cây cũng như lá sắn dây đều là những vị thuốc qúy chữa được nhiều loại bệnh. Những người thời xưa có một cách giải độc, trị nghiện rượu cực kỳ hiệu quả, đó chính là dùng hoa sắn dây. Uống quá nhiều rượu gây tổn hại tỳ vị, hay đi tiểu tiện có màu đỏ.

Giải cảm

Ngoài tác dụng giải rượu, bột sắn dây còn có công dụng giải cảm. Đầu tiên, giã nát bột sắn dây, lấy khoảng 30g bột hòa với nước. Sau đó đun cạn để còn 1 bát con. Lọc bỏ cặn, đem nấu nước đi nấu cháo gạo tẻ. Thêm gừng tươi đập dập vào nồi. Đợi cháo chín thì dùng, ăn liên tục khoảng 3 ngày sẽ bệnh sẽ thuyên giảm.

Chống say nắng

Say nắng với các triệu chứng đỏ mặt, choáng váng chóng mặt, té ngã, ngất xỉu là bệnh đỡ bị nặng. Vì vậy, có thể dùng bột sắn dây, hòa với nước lọc và thêm chút muối ăn để uống. Với tác dụng của bột sắn dây này, người bệnh sẽ nhanh chóng tỉnh táo trở lại. Ngoài ra, nếu người bị say nắng thiếu tỉnh táo, bị cồn cào ruột và hay nôn ọe thì dùng bột sắn dây hòa với đường, thêm cát căn, đậu ván giã dập, vắt lấy nước hòa chung với sắn dây, khuấy đều và uống.

Làm đẹp da

Mụn trứng cá là kẻ thù lớn nhất của làn da, đặc biệt là trong thời điểm dậy thì. Tuy nhiên, khi điều trị mụn, cần phải kết hợp các yếu tố trong ngoài để đạt hiệu quả tốt nhất. Bột sắn dây có khả năng giải độc, thanh nhiệt, có thể làm giảm nóng trong, giúp giảm thiểu mụn.

Giải khát, chống đói

Sắn dây tốt cho cơ thể, lại lành tính nên hoàn toàn có thể sử dụng để làm nước uống hàng ngày. Củ sắn dây mua về rửa sạch, sau đó, thái lát mỏng, lấy thêm cây câu đằng phơi khô, trộn chung và tán nhỏ, sau đó đem sấy làm trà sắn dây, bảo quản trong lọ nhựa hoặc thủy tinh kín. Mỗi ngày lấy 2 thìa trà sắn dây cho vào túi lọc, hãm với nước sôi trong ấm khoảng 20 phút, uống thay nước lọc hàng ngày. Những người bị cao huyết áp, đau đầu, đau người thường xuyên nên uống trà này để cải thiện bệnh.

Nếu đói bụng, bạn có thể nấu chín bột sắn dây, thêm đường và ăn như một món quà chiều ngon miệng. Ngoài ra, tác dụng của bột sắn dây khi kết hợp với rau má sẽ giúp bạn giải khát, chống say nắng hiệu quả.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Các mẹ bầu thường xuyên sử dụng sẽ thấy rõ tác dụng của bột sắn dây rất tốt cho mẹ và em bé. Sắn dây sẽ hỗ trợ tiêu hóa, giúp các chức năng của đường ruột luôn ổn định. Bà bầu ăn sắn dây sẽ giúp bạn trị táo bón, khó tiêu, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ. Tinh bột trong sắn dây cũng giúp giảm hội chứng ruột kích thích, làm dịu dạ dày.

Cải thiện số đo vòng 1

Theo các nghiên cứu, sắn dây rất giàu protein và lecithin, đây là những chất hỗ trợ cơ thể sản sinh estrogen – nội tiết tố nữ. Vì vậy tác dụng của bột sắn dây sẽ giúp chị em kích cỡ vòng 1, giúp chị em có số đo hoàn hảo như mơ ước. Theo sách ghi lại, phụ nữ thời xưa thường uống bột sắn dây sau kỳ kinh nguyệt, để cải thiện nhan sắc.

Một số lưu ý khi sử dụng bột sắn dây

Bột sắn dây lành tính, ít tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số điều dưới đây để bột sắn dây an toàn. Cụ thể như sau:

- Tác dụng của bột sắn dây có tính hàn, trẻ em và người già không nên uống bột sắn. Dạng bột sống sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của họ, gây lạnh bụng, tiêu chảy đi ngoài. Nếu muốn sử dụng sắn dây, nấu chín là cách an toàn nhất.

- Phụ nữ mang thai hay bị mệt mỏi trong người thì nên hạn chế dùng bột sắn dây vì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Thai phụ bị động thai nên tránh ăn bột sắn dây vì dễ có nguy cơ sinh non.

- Mỗi người không nên uống nhiều hơn 1 ly sắn dây hàng ngày. Cách dùng tốt nhất là nấu chín bột và thêm chút đường để ăn có vị ngon. Pha quá nhiều đường hay muối đều là cách gây hại cho sức khỏe.

- Việc ướp bột sắn dây với hoa bưởi để tạo mùi thơm cũng làm giảm tác dụng của bột sắn dây. Vì vậy, bạn nên dùng bột sắn dây nguyên chất.

- Bột sắn dây tuy lành tính nhưng vẫn kỵ với một số nguyên liệu nhất định. Trong đó bạn cần đặc biệt lưu ý tránh ăn bột sắn dây với mật ong. Hai thực phẩm đại kỵ với nhau, kết hợp sẽ tạo chất kịch độc, gây ngộ độc và ảnh hưởng tính mạng.

Nguồn: Tiền Phong

Tin mới