Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nứt đập thủy điện Sông Tranh 2 'lòi' sự cẩu thả

(VTC News) - Những khu tái định cư cho người dân do Ban Quản lý Thủy điện 3 (Tập đoàn điện lực Việt Nam) xây dựng đang nhanh chóng xuống cấp.

Trong khi câu hỏi về chất lượng công trình thủy điện sông Tranh 2, Quảng Nam còn bỏ ngỏ thì những khu tái định cư (TĐC) cho người dân do Ban Quản lý Thủy điện 3 (Tập đoàn điện lực Việt Nam) xây dựng lại nhanh chóng xuống cấp.

Tiền tỉ bỏ hoang

Thân đập thủy điện sông Tranh 2 bị rò rỉ nước không phải là công trình đầu tiên của BQL Thủy điện 3 có chất lượng kém tại H.Bắc Trà My. Tại xã Trà Đốc, Trà Bui và Trà Giác, nhiều hộ dân bỏ làng để nhường đất cho lòng hồ thủy điện đang “kêu trời” vì nhà TĐC xuống cấp trầm trọng. Từ năm 2007, BQL Thủy điện 3 đã đầu tư xây dựng 80 triệu đồng/nhà TĐC nhưng chỉ sau hai năm, hầu hết các nhà TĐC đã xuống cấp.

Ông Đinh Văn Minh, trưởng thôn 3, xã Trà Đốc cho biết, các hạng mục như tường bị bong tróc, nứt nẻ, mái dột, hư hỏng, đặc biệt là các cửa gỗ, kèo gỗ do dùng gỗ tạp nên chỉ sau vài mùa mưa đã mục nát, còn đường liên thôn thì  tệ hơn cả đường rừng.

Trường Tiểu học thôn 3 xã Trà Đốc do Ban QL Thủy điện 3 xây dựng xuống cấp nghiêm trọng.

Các công trình quy mô lớn như nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học cho đồng bào Ca Dong càng xuất hiện nhiều vết nứt. Tại Trường mẫu giáo và Trường tiểu học thôn 3, Trà Đốc, các giáo viên phải gia cố các cánh cửa bằng củi, ván để dạy học. Ngay cả công trình nước sạch cũng không đáp ứng 50% nhu cầu của hơn 300 hộ dân tái định cư tại H.Bắc Trà My.

Ông Đinh Văn Chót, 80 tuổi, ở thôn 3, xã Trà Đốc cho hay về làng mới nhưng không có đất trồng, mỗi ngày ông phải cuốc bộ nửa ngày đường để về làng cũ làm nông. Thiếu thốn đủ thứ, đã có 19 hộ dân ở thôn 3, xã Trà Đốc bỏ đi tìm nơi định cư mới khiến chính quyền địa phương phải dựng trường tạm để vận động học sinh đến trường, bỏ hoang trường mới xây dựng.
   
Cùng đường, phá rừng

Còn tại xã Trà Bui, người dân cho biết nhà TĐC xây dựng ở nơi ẩm thấp, mùa mưa hay bị bùn lầy, không phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân nên số thì bỏ đi, số khác lại phá rừng phòng hộ làm nhà sàn. Thống kê của UBND xã Trà Bui cho biết trong 5 năm TĐC, người dân đã phá rừng làm hơn 300 căn nhà gỗ bởi nhà xây xuống cấp, kém chất lượng không thể ở được.

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My cho hay, công trình thủy điện Sông Tranh 2 thực hiện giải tỏa TĐC cho hơn 1.000 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu ở các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác (H.Bắc Trà My) và Trà Dơn, Trà Leng (H.Nam Trà My). Tuy nhiên đến nay, trong số hơn 300 hộ đồng bào dân tộc Ca Dong được TĐC ở H.Bắc Trà My, đã có 32 hộ bỏ nhà TĐC vì nhà xuống cấp nghiêm trọng, trong đó xã Trà Bui có 12 nhà, Trà Đốc 19 nhà và Trà Giác 1 nhà.

Ông Phong cho biết thêm, người dân bỏ đi bên cạnh nhà ở xuống cấp còn có nguyên nhân chủ đầu tư không thực hiện đúng các cam kết nên đẩy người dân vào cuộc sống rất khó khăn. “UBND huyện đã nhiều lần yêu cầu BQL Thủy điện 3 khắc phục các việc: bố trí đất sản xuất, công trình nước sạch và khắc phục tình trạng nhà ở xuống cấp nhưng không được giải quyết, sắp đến chúng tôi sẽ kiến nghị lên cấp tỉnh” - ông Phong cho biết.


Chiều 25.3, nước từ thân đập thủy điện Sông Tranh 2, H.Bắc Trà My, Quảng Nam vẫn chảy xối xả dù một số điểm rò rỉ đã được dẫn bằng ống nhựa cỡ lớn.

Tại điểm nước chảy sát mép đập tràn phía phải (nhìn từ thượng lưu xuống) các công nhân đã dùng ống nhựa ghép nối lại với nhau thành một đường dài để dẫn xuống tận chân đập, sau đó gia cố ống nhựa này vào thân đập bằng những thanh thép dài.

Đứng từ mặt đập vẫn có thể thấy nước chảy với tốc độ rất mạnh, nước tuôn bọt trắng xóa. Cũng trong ngày, tại lối dẫn vào chân đập, đơn vị quản lý đập thủy điện Sông Tranh 2 đã phong tỏa khu vực quanh đập, rào kín bằng lưới thép và treo biển “Công trình đang thi công, cấm vào”.

Theo TNO


Nguồn:

Tin mới