Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nữ tỷ phú Việt thành công nhất trong lĩnh vực chăm sóc cộng đồng

Trong khi những người đàn ông giàu nhất VN đa phần từ lĩnh vực bất động sản thì nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất lại thuộc lĩnh vực chăm sóc cộng đồng.

Đầu tháng 3, Forbes đã công bố danh sách 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019. Trong đó, có tới 20 người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Forbes Việt Nam không chọn ra gương mặt xuất sắc nhất mà sắp xếp theo thứ tự tên.

Những nữ doanh nhân được Forbes Việt Nam vinh danh bao gồm bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận – PNJ; Bà Nguyễn Bạch Điệp, Tổng giám đốc FPT Retail; bà Trần Thị Đào, Tổng giám đốc Imexpharm; bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Công ty May 10; bà Thái Hương, Nhà sáng lập tập đoàn TH, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á; bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch công ty cổ phần Vĩnh Hoàn; bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch BRG; bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk.

Danh sách được nối dài bởi những cái tên nổi tiếng như bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk; bà Trần Thị Lệ, Tổng giám đốc công ty cổ phần Thực phẩm NutiFood; bà Trần Thị Lâm, Chủ tịch tập đoàn Hoa Lâm; bà Trần Kim Liên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vinaseed; bà Lưu Thị Tuyết Mai, Chủ tịch Mesa; bà Lê Minh Trang, Tổng giám đốc tổng công ty Thương mại Sài Gòn Satra; bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch thường trực HD Bank, Tổng giám đốc VietJet Air; bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng giám đốc IPP; bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Traphaco; bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam; bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE và bà Nguyễn Anh Tuyền, Tổng giám đốc Sanofi Việt Nam.

Nhìn vào danh sách này, có thể thấy, nữ doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc cộng đồng chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong khi đó, những người đàn ông giàu nhất Việt Nam đa phần đều hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Sự khác biệt này cho thấy dù làm bất cứ điều gì, người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn đi theo bản năng một người vợ, một người mẹ luôn đau đáu tới những người mình yêu thương.

Cụ thể, trong danh sách này, có tới 3 nữ doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực sữa. Đó là bà Mai Kiều Liên với Vinamilk, bà Thái Hương với TH True Milk và bà Trần Thị Lệ với NutiFood. Đây là 3 hãng sữa có thị phần lớn ở Việt Nam.

 Nữ  doanh nhân Thái Hương - Nhà sáng lập tập đoàn TH, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á

Để đạt mang lại những thành quả ngày hôm nay cho ngành sữa, cả 3 nữ doanh nhân này đều đã rất quyết liệt và phải hy sinh rất nhiều. Trong đó, bà Mai Kiều Liên và bà Thái Hương nhiều lần được thế giới tôn vinh bởi những đóng góp của mình.

Dược phẩm cũng là mảng mang lại thành công cho nhiều nữ doanh nhân. Dù là phái yếu nhưng bà Vũ Thị Thuận, bà Nguyễn Anh Tuyến và bà Trần Thị Đào đã có công rất lớn đưa Traphaco, Sanofi và Imexpharm vươn ra. Cần phải nói thêm, dược phẩm là mảng rất khó để phát triển.

 Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Traphaco.

Không chỉ thành công ở lĩnh vực chăm sóc cộng đồng – nơi gắn liền với thiên chức làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ mà nhiều doanh nhân còn “lấn sân” và gặt hái được nhiều trái ngọt trong “địa phận” tưởng chừng chỉ thuộc về đồng nghiệp nam. Đó là tài chính, ngân hàng.

Có thể thấy, trong lĩnh vực ngân hàng, danh hiệu “huyền thoại” thường được gắn liền với các doanh nhân nam giới như ông Đặng Văn Thành, ông Trầm Bê hay ông Trần Mộng Hùng. Thế nhưng, thế giới lại nhắc nhiều đến nhiều nữ đại gia ngân hàng.

Một vài cái tên có thể kể đến như bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch thường trực HD Bank. Còn một nữ doanh nhân lọt vào Top 50 Người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam nhưng không được Forbes nhắc đến công việc tại ngân hàng nhưng tên tuổi lại gắn liền với ngành ngân hàng. Đó là bà Nguyễn Thị Nga Seabank.

 

Việt Vũ

Tin mới