Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những thói quen xấu dễ khiến bạn cảm lạnh

(VTC News) -

Ngủ không đủ giấc, lười vận động, ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên cắn móng tay... là những thói quen xấu khiến bạn dễ bị cảm lạnh.

Cắn móng tay: Cắn móng tay sẽ khiến vi khuẩn từ trong các kẽ tay có cơ hội xâm nhập vào cơ thể qua miệng, làm tăng khả năng gây cảm lạnh.

Thiếu vận động: Duy trì vận động, tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể và ngăn ngừa cảm lạnh. Bởi, thói quen này giúp tăng khả năng của các tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng và các vi khuẩn khác xâm nhập.

Uống rượu, hút thuốc: Cả hai việc hút rượu, hút thuốc đều có hại cho sức khoẻ vì ngăn chặn chức năng của hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, người hút thuốc dễ bị cảm lạnh hơn do hệ hô hấp bị tổn thương.

Uống không đủ nước: Nước có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Uống đủ nước giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ các mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Ngược lại, uống không đủ nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc một số bệnh trong đó có cảm lạnh.

Thường xuyên lui tới chỗ đông người: Những nơi đông người thường là môi trường chứa nhiều vi khuẩn và vi trùng hơn. Nếu không may để cơ thể tiếp xúc với những bề mặt có chứa vi khuẩn, bạn sẽ bị cảm lạnh, thậm chí mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Ngủ không đủ giấc: Thời gian ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ kém làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm lạnh và có khả năng chống lại bệnh tật thấp.

Không giữ vệ sinh tay: Giữ vệ sinh tay là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khoẻ. Bởi thói quen này sẽ giúp giảm sự nhân lên của vi sinh vật và nguy cơ nhiễm trùng.

Phụ thuộc vào thang máy: Thói quen phụ thuộc vào thang máy sẽ khiến bạn lười vận động, ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất. Ngoài ra, các nút bấm ở thang máy cũng có nguy cơ tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, virus nguy hiểm gây bệnh. Vì vậy, nếu không muốn bị cảm lạnh, bạn nên hạn chế đi thang máy, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.

Để chân lạnh: Theo các chuyên gia, chân lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh thông thường. Tình trạng này xảy ra khi nhiệt độ bàn chân giảm khiến cơ thể bị giảm nhiệt, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh và vi khuẩn. Do đó, để tránh cảm lạnh vào mùa đông, bạn cần đi tất thường xuyên hơn.

Căng thẳng: Một số nghiên cứu cho thấy, căng thẳng tâm lý có liên quan trực tiếp tới việc tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có cảm lạnh.

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo bão hoà và thực phẩm nhiều đường làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm trong đó có cảm lạnh.

Phạm Quý

Tin mới