Thổi vào thức ăn của trẻ: Khi cha mẹ thổi vào thức ăn của trẻ sẽ vô tình truyền vi khuẩn theo đường hô hấp sang cho con, trong đó có cả vi khuẩn sâu răng. Bởi trẻ chưa có răng hoặc rất ít răng nên khả năng bị tổn thương là rất cao.
Ngửa cổ khi chảy máu cam: Nhiều người có thói quen chảy máu cam là ngửa cổ lên vì nghĩ như vậy sẽ ngăn máu chảy, đây là thói quen sai. Bởi theo các chuyên gia, ngửa cổ khi chảy máu cam dễ gây ra tình trạng sặc máu do máu chảy xuống cổ họng. Cách tốt nhất lúc này là bịt mũi và ngồi thẳng sao cho cằm song song với sàn nhà.
Nâng người ngất dậy: Người ngất có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có hạ đường huyết hoặc máu không được lưu chuyển tới não. Nếu bạn nâng họ dậy, tình trạng sẽ càng trầm trọng hơn. Việc cần làm trường hợp trên là để họ nằm ngửa, đầu thấp hơn người.
Dùng miệng hút nọc độc rắn: Các nhà khoa học khẳng định, việc dùng miệng hút nọc độc rắn không giúp bất cứ ích lợi gì trong việc loại bỏ chất độc cho nạn nhân. Cách duy nhất thời điểm đó là để nạn nhân nằm xuống sao cho vết cắn thấp hơn tim hoặc giữ họ đứng yên để tránh nọc độc lan rộng và gọi cấp cứu.
Đánh răng ngay sau bữa ăn: Đánh răng ngay sau bữa ăn gây hại men răng và làm bào mòn các lớp bảo vệ của răng. Trong trường hợp muốn đánh răng sau bữa ăn, bạn nên chờ trong khoảng 40 phút.
Để người hóc ngồi thẳng rồi vỗ lưng: Theo các chuyên gia, không nên vỗ lưng người bị hóc, nghẹn khi họ đang ngồi thẳng. Bởi ở tư thế này vỗ lưng sẽ khiến dị vật càng chui sâu hơn. Cách tốt nhất là để họ nghiêng người, đầu hướng về phía trước để vỗ vào lưng và bả vai.
Chườm đá trực tiếp vào vết bầm tím: Da con người rất mỏng, chườm đá trực tiếp vào vết bầm tím sẽ làm giảm lượng máu và làm chậm quá trình chứa lành vết thương. Cách tốt nhất là bạn nên bọc đá vào môt chiếc khăn hoặc miếng vải rồi chườm nhẹ lên vết thương.
Không bôi dầu ăn và đá vào vết bỏng: Theo các chuyên gia, bôi dầu ăn hoặc đá vào vết bỏng sẽ khiến vết bỏng “ăn” sâu, gây ra những tổn thương nặng hơn. Cách đúng nhất khi xử lý vết bỏng là hạ nhiệt dưới vòi nước lạnh đang chảy.
Không dùng chai nhựa tái chế để đựng nước: Trong các chai nhựa dùng một lần có chất rất nguy hiểm là BPA. Chất này lây nhiễm vào cơ thể con người có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có vô sinh và ung thư. Do đó, bạn không nên tái sử dụng các chai nhựa. Thay vào đó, bạn nên dùng chai thủy tinh hoặc chọn mua những chai nhựa ghi rõ khuyến cáo có thể tái sử dụng.