Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Quang, Trung tâm trị liệu chăm sóc da MDmedical, kem chống nắng như một lá chắn cho làn da, giúp bảo vệ da tránh khỏi những tác hại từ ánh nắng mặt trời - nguyên nhân gây nên tình trạng nám, sạm da và đặc biệt nguy hiểm là nguy cơ ung thư da. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình.
Tránh nước: Khi dùng kem chống nắng mà lại tắm thì hiệu quả chống nắng sẽ giảm đi rất nhiều, thường là giảm một nửa tác dụng. Vì vậy sau khi tắm cần bôi lại kem chống nắng thì mới đạt hiệu quả như mong muốn
Bạn cần tránh bôi vào niêm mạc (một số loại kem chống nắng có thể gây kích ứng nếu dính vào vùng niêm mạc như mắt, miệng...). Vì vậy bạn nên tránh không bôi kem chống nắng vào các vùng này.
bac-si-nguyen-xuan-quang.jpg
Bác sỹ Nguyễn Xuân Quang
Tránh vận động thể lực nhiều: Khi vận động thể lực nhiều, mồ hôi sẽ tiết ra làm trôi kem chống nắng; nên sử dụng kem chống nắng chống nước khi tham gia các hoạt động ngoài trời đổ nhiều mồ hôi.
Không nên quá ỷ lại vào kem chống nắng: Mặc dù kem chống nắng rất có hiệu quả khi dùng đúng cách, tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá ỷ lại vào việc mình đã dùng kem chống nắng.
Bạn vẫn nên dùng các phương pháp bảo vệ kết hợp như đội mũ, mặc quần áo dài, che mặt khi đi ra ngoài trời nắng gắt, đặc biệt tránh đi vào khoảng thời gian từ 9 -16 giờ.
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có tác dụng làm chuyển hóa vitamin D nên chống được còi xương. Nhưng tia cực tím còn có tác dụng không tốt khác như làm bỏng da, sạm da, lão hóa da, gây nhăn nheo. Ở một số trường hợp, nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể đối mặt nguy cơ ung thư da.
Kem chống nắng có tác dụng làm giảm tác hại của ánh sáng mặt trời đối với da khi ra nắng, thực chất là làm giảm tác dụng của tia UVB và UVA. Mục đích của việc sử dụng là làm cho da khỏi bị cháy, rám và ung thư da. Kem chống nắng được đo bằng chỉ số chống nắng SPF (sun protection factor) - là chỉ số thể hiện khoảng thời gian có thể bảo vệ da và chỉ số PA+/++/+++ được ghi trên mỗi sản phẩm.
Kem chống nắng hóa học có chứa tetracyclin, phenothiazin và thuốc sulfa có thể gây hại. Do đó, điều quan trọng là phải biết kem chống nắng có những thành phần gì và nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
Kem chống nắng như một lá chắn cho làn da. (Ảnh minh hoạ)
Dị ứng
Kem chống nắng bao gồm một số hóa chất có thể gây kích ứng da như mẩn đỏ, sưng tấy, kích ứng và ngứa. Phản ứng dị ứng này có thể là kết quả của các hóa chất có trong kem chống nắng như nước hoa và chất bảo quản.
Gây mụn
Nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, một số hóa chất trong sản phẩm kem chống nắng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề của bạn.
Để loại bỏ tác dụng phụ này của kem chống nắng, bạn có thể chọn kem chống nắng không gây mụn và không chứa dầu. Nên sử dụng kem chống nắng phù hợp nhất với loại da của bạn. Tránh sử dụng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì chúng quá nặng.
Kích ứng mắt
Để kem chống nắng dính vào mắt có thể gây đau và kích ứng. Điều này cũng có thể dẫn đến bỏng và nhạy cảm tạm thời với ánh sáng. Một số người cho rằng, kem chống nắng hóa học cũng có thể gây mù mắt. Nếu kem chống nắng dính vào mắt, hãy rửa kỹ bằng nước mát hoặc đến gặp bác sĩ.