Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh bắt nguồn từ việc các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này phát triển nhanh, phân chia gây ra nhiều khối u trong phổi làm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng thở của con người.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, chủ yếu bao gồm: người thường xuyên hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc, do ô nhiễm môi trường, khói bụi, do gen di truyền và một số nguyên nhân khác…
Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm nhất, với tỷ lệ người chết đứng nhóm đầu trong số các bệnh ung thư.
Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi
Ho nhiều, đờm lẫn máu: Ho nhiều là dấu hiệu phổ biến của ung thư phổi. Người bị bệnh này thường ho ho dai dẳng không dứt, khàn tiếng, mất tiếng… Đặc biệt, ho có đờm, trong đờm có lẫn máu cũng là dấu hiệu nhận biết của ung thư phổi.
Thở khó: Thở khó, khò khè vốn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh không riêng gì ung thư phổi, vì vậy nhiều người thường có tâm lý chủ quan. Tình trạng này xảy ra khi khối u ở phổi phát triển, gây cản trở quá trình hô hấp.
Đau vai, tức ngực: Đây là dấu hiệu điển hình của ung thư phổi. Người bị bệnh này thường có cảm giác tức, đau ngực khi ho, cười hay hoạt động mạnh. Bên cạnh đó, do phần trên của phổi bị chèn ép bởi khối u nên người bị ung thư phổi cũng hay cảm thấy đau ở phần vai, tay hay cánh tay…
Sút cân nhanh: Nếu đột nhiên bị sút cân nhanh mà không phải do ăn kiêng hoặc tập luyện thì rất có thể bạn bị ung thư phổi. Nguyên nhân này xuất phát từ việc các khối u ở phổi làm gia tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể gây nên.
Hay bị nhiễm trùng hô hấp: Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ hô hấp. Do vậy, người mắc bệnh này thường có xu hướng dễ bị mắc các bệnh về nhiễm trùng, viêm phế quản…
Đau tức ngức là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh ung thư phổi.
Phòng ngừa ung thư phổi
Theo các chuyên gia, ung thư phổi nếu được phát hiện sớm, điều trị ngay từ ban đầu thì hiệu quả sẽ rất tốt. Hiện nay, để điều trị ung thư phổi bệnh nhân có thể được áp dụng các biện pháp như: phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị… Tuy nhiên, việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do vậy, quan trọng nhất vẫn là cách phòng ngừa bệnh.
Ngừng hút thuốc: Do nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ung thư phổi là hút hay hít phải khói thuốc lá, nên để phòng tránh bệnh này, bạn cần tránh xa thuốc lá. Rất nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giảm đáng kể tỷ lệ người bị ung thư phổi.
Ngừng hút thuốc để tránh ung thư phổi.
Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Đeo khẩu trang và tránh tới những nơi có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm cũng là phương pháp hiệu quả giúp phòng ngừa ung thư phổi mà nhiều người cần lưu ý.
Ăn uống, tập luyện khoa học: Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, hoa quả, tránh xa rượu bia và các chất kích thích sẽ đảm bảo cho cơ thể của bạn có đầy đủ sức đề kháng để chống lại bất kỳ tác nhân gây bệnh bất thường nào.
Bạn cũng cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.