Mệt mỏi vào sáng hôm sau: Cà phê kích thích hệ thống thần kinh của bạn do có thành phần caffeine giúp cải thiện hiệu suất thể chất của bạn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều, adenosine, một nguyên tố hóa học được tìm thấy trong cà phê bị tăng giảm bất thường gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ và khiến bạn thấy mệt mỏi vào sáng ngày hôm sau.
Căng thẳng quá mức: Caffeine tăng cường sự tỉnh táo, nhưng nếu bạn uống nhiều lại làm phản tác dụng. Bởi khi vào cơ thể, cà phê sẽ kích hoạt việc giải phóng lượng adrenaline làm ảnh hưởng tới hành vi của bạn, khiến bạn luôn bị căng thẳng quá mức.
Mất ngủ: Quá rõ ràng, caffeine giúp cho bạn tỉnh táo nhưng cũng vì thế mà làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Nhiều nghiên cứu đều chứng minh rằng, uống quá nhiều cà phê sẽ gây rối loạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ ít hơn và dễ bị mệt mỏi.
Nhịp tim tăng nhanh: Nhịp tim tăng nhanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nhưng cũng là biểu hiện của việc bạn vừa uống quá nhiều cà phê. Theo các chuyên gia, những người thường xuyên uống quá lượng cà phê cho phép trong 1 ngày thường có nhịp tim tăng nhanh và hay mắc các vấn đề về tim mạch hay huyết áp.
Dễ bị nghiện cà phê: Caffeine là một chất bổ sung giúp đốt cháy chất béo nhờ tác dụng tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng nghiện loại thức uống này, dẫn đến việc thay vì uống nước bạn lại chọn cà phê.
Trào ngược dạ dày: Nhờ giải phóng một loại hormone làm cho dạ dày và ruột kết tăng tốc độ hoạt động, uống cà phê giúp cho đường tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê sẽ khiến bạn dễ bị tiêu chảy và trào ngược dạ dày. Chính vì vậy, nếu dạ dày của bạn đột nhiên gặp vấn đề, bạn nên xem xét lại thói quen sử dụng cà phê của mình.