Trước hết, cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến nhức mỏi tay chân, triệu chứng của bệnh và cách để khắc phục, điều trị bệnh này.
Đối tượng dễ gặp phải tình trạng nhức mỏi tay chân
Nhức mỏi tay chân là một tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính. Các nguyên nhân thường gây mỏi cơ khớp bao gồm:
Người mới bắt đầu hoạt động thể chất mới hoặc thay đổi thói quen tập thể dục của mình. Đau nhức cơ thường xuất hiện từ 6 đến 12 giờ sau khi tập luyện và kéo dài đến 48 giờ.
Người làm việc cực nhọc, thường xuyên phải xách, mang vác đồ nặng hoặc lái xe gắn máy liên tục.
Những người mắc bệnh nhiễm trùng (bao gồm cả bệnh cúm) hoặc các rối loạn ảnh hưởng đến các mô liên kết khắp cơ thể.
Người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ từ 70 đến 80 tuổi, thường mắc hội chứng đau xơ cơ hóa.
Nhức mỏi tay chân là bệnh gì?
Bị nhức mỏi tay chân do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh: Minh hoạ)
Nhức mỏi tay chân là triệu chứng của nhiều bệnh lý, trong đó có những bệnh sau đây:
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng gây đau nhức, mệt mỏi khắp cơ thể lâu dài. Nguyên nhân chính là do hệ thống thần kinh trong não và cột sống không thể kiểm soát hoặc xử lý tín hiệu đau từ các bộ phận khác trên cơ thể. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người lớn tuổi, những người làm việc nặng nhọc hoặc người thiếu chế độ dinh dưỡng và thiếu hoạt động thể chất.
Viêm khớp
Viêm khớp là một tình trạng mà các khớp của cơ thể bị viêm, gây ra đau nhức và khó khăn trong việc di chuyển. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm bệnh thấp khớp, bệnh gút, lupus và bệnh lý về mỡ máu.
Bệnh dây thần kinh
Bệnh dây thần kinh là một tình trạng mà các dây thần kinh của cơ thể bị tổn thương, gây ra nhức mỏi và đau nhức. Nguyên nhân của bệnh có thể do chấn thương, bệnh tiểu đường hoặc bệnh tự miễn. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người lớn tuổi và có thể gây ra tình trạng tê liệt và mất cảm giác.
Bệnh gút
Tay chân bị sưng, đau nhức là một trong những dấu hiệu của bệnh gút.
Bệnh tiểu đường
Người bệnh có biểu hiện tê bì, nhức mỏi tay chân do lượng đường trong máu cao gây ra quá trình stress oxy hóa, làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu ở ngoại biên. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm biến chứng của bệnh tiểu đường.
Mốt số bệnh lý khác khi bị chứng nhức mỏi tay chân
Có nhiều nguyên nhân khác gây ra triệu chứng nhức mỏi tay chân, như viêm đa rễ thần kinh, suy giãn tĩnh mạch chi, hội chứng ống cổ tay, bệnh ung thư, suy nhược cơ thể, hội chứng chèn ép khoang, mất cân bằng chất điện giải, suy giáp, ngồi sai tư thế hoặc ít vận động.
Một số phương pháp khắc phục chứng nhức mỏi tay chân
Giải pháp mát-xa giúp tay chân đỡ nhức mỏi. (Ảnh: Minh hoạ)
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nhức mỏi tay chân, ngoài việc được chỉ định điều trị bởi bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số cách trị tại nhà để giảm đau và thoải mái hơn. Một số phương pháp này bao gồm:
Ngâm mình trong bồn nước ấm với muối Epsom hoặc tắm nước ấm để giúp thư giãn cơ bắp.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, tuy nhiên, nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thử các liệu pháp như xoa bóp, thiền hoặc châm cứu để giảm căng thẳng và tăng cường lưu thông máu.
Khởi động cơ thể trước khi tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc vận động đều đặn hàng ngày để giữ cho cơ khớp dẻo dai và giảm nhức mỏi tay chân.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và ăn uống hợp lý để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Tuy nhiên, đôi khi nhức mỏi tay chân cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vì vậy, ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, bạn cũng nên sắp xếp thăm khám sớm ngay khi có những dấu hiệu bất thường đầu tiên để sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời.