Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nhiễm HIV ở Phú Thọ: Làm 'chuyện ấy' thế nào để không lây nhiễm HIV

Nhiều người vẫn thường nghĩ, không nên quan hệ tình dục với người nhiễm HIV để tránh lây, tuy nhiên điều đó lại không hoàn toàn đúng.

Trước hết người bệnh phải nhận thức rõ sự khác nhau giữa HIV và AIDS. HIV là một bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, nó phá vỡ hệ thống miễn dịch của một người khiến cơ thể dễ dàng bị các nhiễm trùng khác. HIV cũng là virus gây bệnh AIDS... Nhưng, không phải tất cả những người nhiễm HIV sẽ bị AIDS.

AIDS là một hội chứng đe dọa tính mạng vì nó tiếp tục làm giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh và các nhiễm trùng. Nếu được chăm sóc và điều trị thích hợp, người bệnh có thể kìm hãm sự phát triển của HIV.

Vậy, làm thế nào để vừa có thể “sex” được mà vẫn an toàn, không lây nhiễm virus HIV?

Theo các chuyên gia về y tế, việc điều trị bằng thuốc ARV cho người nhiễm HIV có ý nghĩa rất quan trọng. Người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định có thể duy trì số lượng virus HIV dưới ngưỡng sẽ làm giảm nguy cơ làm lây truyền HIV sang đối tác khi quan hệ tình dục.

Thuốc ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể. Người bệnh điều trị bằng ARV hiệu quả, có thể làm chậm sự phát triển bệnh từ HIV sang AIDS trong nhiều năm, qua đó làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV.

Người nhiễm HIV uống thuốc ARV đều đặn cho tới khi nồng độ virus trong máu giảm xuống dưới 200 virus/ml máu thì bệnh sẽ không còn khả năng lây truyền qua đường tình dục. (Ảnh minh họa)

Theo Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS ông Hoàng Đình Cảnh, các bệnh nhân không nên quá lo lắng khi nhiễm HIV.

Bởi trên thực tế, nếu người bệnh kiên trì và tuân thủ đúng liệu pháp điều trị, uống thuốc ARV đều đặn cho tới khi nồng độ virus trong máu giảm xuống dưới 200 virus/ml máu thì bệnh sẽ không còn khả năng lây truyền qua đường tình dục.

“Lúc này, người bệnh có thể sinh hoạt như bình thường, cải thiện được sức khỏe, sống lâu, sống khỏe, quan hệ và sinh con như những người bình thường mà không lây truyền từ mẹ sang con”, ông Cảnh cho biết.

Thực tế cho thấy, có nhiều người, do tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý bên cạnh việc thực hiện đúng theo phác đồ điều trị và uống thuốc ARV đều đặn vẫn có thể sống tới vài chục năm.

Ở Việt Nam, người đầu tiên bị phát hiện nhiễm virus HIV vào tháng 12/1990, là một phụ nữ 30 tuổi ở TP. HCM. Đến nay, sau gần 30 năm phát hiện, bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh vì thường xuyên dùng thuốc kháng virus ARV. Không chỉ  vậy, chỉ số virus trong máu của người này cũng xuống rất thấp.

Bởi vậy, quan hệ tình dục an toàn trong trường hợp 1 trong 2 người nhiễm HIV tưởng chừng là việc không tưởng, nhưng, có thể thực hiện được.

Video: Điều cần làm ngay để kéo dài sự sống khi nhiễm HIV

Theo đó, để đảm bảo việc quan hệ tình dục được an toàn, ngoại trừ việc duy trì uống thuốc kháng virus ARV đều đặn, người bệnh cần thường xuyên đi xét nghiệm kiểm tra sự phát triển của virus. Nếu nồng độ virus giảm xuống tới mức cho phép, lúc này có thể “sex” mà không cần quá lo lắng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo tới những người có quan hệ tình dục với bạn tình nhiễm HIV, nên sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn nên tránh việc quan hệ tình dục qua đường miệng, hậu môn để giảm bớt tỉ lệ lây nhiễm (nếu có).

Tuy vậy, bạn cũng nên hạn chế số lần quan hệ để giữ khoảng cách với tỉ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục, đặc biệt, nên chung thủy 1 vợ 1 chồng để đảm bảo sức khỏe cho cả hai.

Phạm Quý

Tin mới