Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nhận diện thủ đoạn, nhu cầu của người mua, bán hóa đơn để xử lý

(VTC News) -

Trong quá trình quản lý thuế, cơ quan thuế đã phân tích, nhận diện ra thủ đoạn để xử lý vi phạm của các đối tượng sử dụng nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

Trao đổi tại Hội thảo khoa học “Quản lý, phát hành, sử dụng HĐĐT - Những vấn đề đặt ra trong công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu trong tình hình hiện nay” tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Lan Anh - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, trong quá trình quản lý thuế, cơ quan thuế phân tích, nhận diện ra thủ đoạn các đối tượng sử dụng nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, gây mất công bằng trong xã hội.

Vụ trưởng Vụ DNNCN Nguyễn Thị Lan Anh cho biết, “Các doanh nghiệp (DN) thành lập với mục đích gian lận về hóa đơn chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn từ 1 năm đến 2 năm, sau đó tạm ngừng hoặc dừng hoạt động nhưng không làm thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để tránh thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

DN sử dụng hóa đơn số lượng lớn, trên hóa đơn xuất bán nhiều mặt hàng... doanh thu tăng đột biến so với kỳ trước nhưng không có kho hàng, tài sản cố định, kê khai không phát sinh hoặc phát sinh số thuế phải nộp rất thấp...”. Bà Lan Anh phân tích, để các hành vi gian lận trong sử dụng hóa đơn diễn ra trong thời gian qua, không thể không kể tới nguyên nhân từ nhu cầu của các tổ chức, DN nhằm mục đích hợp thức hóa chi phí, trục lợi, chiếm đoạt tiền từ NSNN.

Các DN này thường mua hóa đơn khống, không có hàng hóa, dịch vụ để hạch toán khống chi phí, khấu trừ thuế GTGT, ký hợp đồng mua bán giả và thực hiện thanh toán qua ngân hàng đồng thời rút tiền ngay hoặc hạch toán theo dõi số dư công nợ phải trả nhằm gian lận trốn thuế giảm nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT.

Còn về thủ đoạn của người bán, bà Lan Anh cho biết, trong quá trình quản lý thuế, cơ quan thuế nhận diện các DN thành lập với mục đích gian lận về hóa đơn thường chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn khoảng hơn 1 năm đến 2 năm, sau đó tạm ngừng hoặc dừng hoạt động nhưng không làm thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế để tránh thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

DN sử dụng hóa đơn số lượng lớn, trên hóa đơn xuất bán nhiều mặt hàng đa dạng ngành nghề, doanh thu bán hàng lớn, doanh thu tăng đột biến so với kỳ trước nhưng không có kho hàng, tài sản cố định, kê khai không phát sinh hoặc phát sinh số thuế phải nộp rất thấp...

Giải pháp ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn, bà Lan Anh cho biết, cơ quan thuế đã xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về HĐĐT, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý các dữ liệu về HĐĐT. Xác định người nộp thuế có yếu tố rủi ro gian lận trong sử dụng hóa đơn để đưa vào kiểm tra, thanh tra.

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng Khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) cho rằng, hành vi mua, bán hóa đơn bất hợp pháp và các hành vi gian lận khác về hóa đơn gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả nhà nước, cộng đồng DN và cơ quan quản lý thuế. Và, việc gian lận có tinh vi đến đâu thì trước sau cũng bị phát hiện.

Hà An

Tin mới