Dưới đây là danh sách 7 phương pháp bảo vệ và cầm máu nướu răng do Health Grades chia sẻ:
Chảy máu nướu răng thường có liên quan đến các bệnh nha chu gây ảnh hưởng đến nướu và răng. Phần lớn các bệnh nha chu xảy ra do sự xuất hiện của vi khuẩn và mảng bám lâu năm tích tụ.
Chảy máu nướu có thể do lười vệ sinh răng miệng gây ra - Hình minh hoạ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), mọi người đều có thể ngăn chặn sự tích tủ của mảng bám để tránh tình trạng chảy máu nướu răng bằng cách:
Đánh răng hai lần một ngày trong khoảng 2 phút
Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày thay cho các loại tăm tre
Trường hợp người bệnh có nướu nhạy cảm và dễ chảy máu, hãy thử sử dụng bàn chải đánh răng loại có lông mềm hoặc dành cho răng nhạy cảm, chỉ nha khoa nước hoặc bàn chải điện có cảm biến áp suất để tránh việc gây chảy mấu nướu răng.
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cũng khuyên bạn nên thay thế bàn chải đánh răng hoặc đầu bàn chải đánh răng điện cứ sau 3 – 4 tháng, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn.
Sử dụng gạc sạch, ấm và vô trùng là phương pháp các nha sĩ thường sử dụng để kiểm soát tình trạng chảy máu nướu răng. Giữ băng gạc một cách nhẹ nhàng ở khu vực nướu bị chảy máu cho đến khi máu chảy chậm hoặc dừng lại sẽ giúp bạn tránh được các tình trạng xấu có thể xảy ra.
Sử dụng dung dịch nước muối y tế hoặc nước muối được pha loãng tại nhà có tác dụng tương tự như nước súc miệng. Lặp lại việc đánh răng và súc miệng với nước muối/nước súc miệng giúp răng miệng ngăn ngừa nguy cơ tích tụ mảng bám và viêm nướu tốt hơn.
Thuốc lá có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của răng và nướu. Theo các chuyên gia, các sản phẩm này bao gồm:
Xì gà
Thuốc lá điếu
Thuốc lá điện tử
Thuốc lá dạng nhai
Nếu tình trạng chảy máu răng của bạn có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá thường xuyên, hãy cố gắng giảm tần suất sử dụng thuốc lá và cai thuốc hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân. Trường hợp bệnh nhân có tình trạng bệnh răng miệng nghiêm trọng nhưng vẫn tiếp tục sử dụng có thể sẽ bị buộc phải tiến hành phẫu thuật khi bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Trà xanh được các nhà nghiên cứu chứng minh có thể cải thiện sức khoẻ nha chu và điều trị các bệnh liên quan đến nướu và răng.
Trà xanh cải thiện sức khỏe của nha chu - Hình minh hoạ
Tuy nhiên, trà xanh lại có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người dùng aspirin. Trà xanh cũng có thể không phù hợp với người đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.
Các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe răng miệng. Sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K,...có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nướu răng, viêm, hoặc lở loét,...
Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại trái cây, rau tươi, ngũ cốc và các loại protein có trong thịt nạc giúp cải thiện khả năng hồi phục các tổn thương bên trong răng miệng. Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin B và Omega-3 cũng giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy stress hay căng thẳng góp phần làm giảm sức khỏe răng miệng. Quản lý căng thẳng giúp bản thân ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng nướu chảy máu.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng những người thường xuyên căng thẳng hãy để ý nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng của mình.
Tình trạng răng miệng không những ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể, sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp. Vì vậy, mọi người cần phải thường xuyên chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.