Aydar Ishmukhametov, giám đốc trung tâm khoa học liên bang về Nghiên cứu và Phát triển các chế phẩm sinh học miễn dịch Chumakov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết, đơn vị này đã tiêm cho khoảng 60 tình nguyện viên một loại vaccine bại liệt sống và kết quả là đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm này. Trung tâm đã chứng minh được vấn đề.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đặt việc tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt trong cuộc chiến chống COVID-19 như một "lựa chọn cấp cứu".
Các chuyên gia Nga đã chứng minh vaccine bại liệt sống trong nước có thể ngăn ngừa COVID-19. (Ảnh: rianovosti)
Trước đây, như các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết, người Nga được bảo vệ khỏi COVID-19 bằng khả năng miễn dịch không đặc hiệu - loại phản ứng tương tự của hệ thống miễn dịch đối với các bệnh nhiễm trùng.
Vào những năm 1960, nhà virus học Liên Xô, Viện sĩ Mikhail Chumakov đã bày tỏ ý tưởng rằng, vaccine bại liệt sống có thể làm giảm quá trình của bệnh cúm. Trung tâm khoa học hiện đã kiểm tra thực nghiệm giả thuyết này đối với virus SARS-CoV-2.
Vào cuối những năm 1950, lần đầu tiên trên thế giới tại Viện Viêm tủy và Viêm não do Virus thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Liên Xô (nay là Trung tâm khoa học liên bang về Nghiên cứu và Phát triển các chế phẩm sinh học miễn dịch mang tên Chumakov, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga), công nghệ sản xuất vaccine sống chống lại bệnh bại liệt ở quy mô công nghiệp đã được phát triển và vào năm 1960, đã có một cuộc tiêm chủng quy mô lớn cho toàn bộ dân chúng Liên Xô.
Trung tâm Chumakov đã phát triển loại vaccine toàn phần bất hoạt "KoviVac", được Bộ Y tế Nga đăng ký vào ngày 19/02. Nó dựa trên virus SARS-CoV-2, đã được làm mất đi đặc tính lây nhiễm, nhưng đồng thời vẫn giữ được khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch.
Những loại vaccine như vậy chứa toàn bộ tập hợp các protein của hạt virus - đáp ứng miễn dịch được mong đợi là hoàn thiện nhất. Hoạt động sản xuất công nghiệp của KoviVac chính thức bắt đầu từ ngày 25/3.