Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Mướp đắng ngon, bổ nhưng lại đại kỵ với 6 nhóm người này

(VTC News) -

Mướp đắng từ lâu được biết đến là thực phẩm ngon, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn mướp đắng, dưới đây là những người đại kỵ với mướp đắng.

Mướp đắng còn được gọi Momordica charantia, là loại trái cây nhiệt đới, giống bầu, được cho là mang lại nhiều lợi ích. Mướp đắng có thể được sử dụng như thực phẩm, loại nước ép được gọi là nước ép karela, hoặc như một loại trà.

Mướp đắng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được thực phẩm này. Dưới đây là những tác dụng của mướp đắng và những người không nên ăn mướp đắng.

Tác dụng của mướp đắng

Theo Bệnh viện Đa khoa Vinmec, mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ quả. Theo Đông y thì mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải nhiệt, sáng mắt, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm mát tim, nhuận tràng, hạt của quả còn có công dụng bổ thận tráng dương.

Mướp đắng chứa các hợp chất được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh, chẳng hạn như tiểu đường. Chất chiết xuất từ ​​mướp đắng cũng được phổ biến rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng.

Mướp đắng được cho là hoạt động như một chất chống oxy hóa và chứa các đặc tính chống viêm, chống ung thư, chống tiểu đường, kháng khuẩn, chống thừa cân, béo phì và điều hòa miễn dịch.

Mướp đắng tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy được các hợp chất được tìm thấy trong mướp đắng có thể có tác dụng tương tự như insulin, là hormone chịu trách nhiệm cho phép lượng đường ở trong máu đi vào tế bào của bạn. Vì hoạt động giống insulin này có thể giúp bảo vệ chống lại sự đề kháng insulin và giữ cho lượng đường trong máu của bạn không bị tăng lên, nên người ta cho rằng mướp đắng có thể sẽ giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Những người không nên ăn mướp đắng

Bài viết trên báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra, nếu bạn mắc những bệnh dưới này thì tuyệt đối không nên ăn mướp đắng:

Những người bị đau đầu không nên ăn mướp đắng

Với những người tiền sử hay đau đầu hoặc đau đầu dạng kinh niên, hãy cân nhắc khi ăn mướp đắng. Bởi ăn mướp đắng có hai đặc tính không tốt sau:

Mướp đắng làm hạ huyết áp

Trong mướp đắng có chứa charantin, polypetid - P, đây là những hợp chất làm giảm đường huyết vì chúng hạn chế dung nạp glucose.

Mặc dù tính chất này rất tốt, được ứng dụng trong điều trị tiểu đường và cao huyết áp, nhưng ở người bình thường, khi ăn quá nhiều, chúng gây hạ huyết áp và dẫn đến chứng đau đầu.

Vicine trong mướp đắng

Thành phần Vicine trong hạt mướp có thể gây ngộ độc với những người nhạy cảm. Triệu chứng ngộ độc thường là đau đầu, co thắt vùng bụng hoặc có thể hôn mê nhẹ.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng

Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ. 

Mặc dù chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trước đây cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gene.

Do đó không nên dùng mướp đắng cho phụ nữ có thai.

Người mắc bệnh tiêu hóa

Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.

Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

Người bị bệnh gan, thận

Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Ăn hoặc uống mướp đắng thì an toàn với hầu hết mọi người trong tối đa 3 tháng liên tục. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở một lượng nhiều thái quá nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khó chịu ở dạ dày, đau bụng và đầy hơi, và ăn mướp đắng nhiều gây khó tiêu.

Mướp đắng mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Nếu như bạn thuộc nhóm những người trên thì hãy tránh xa mướp đắng nhé.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Tin mới