24/12 và 25/12, đâu mới là ngày Lễ Giáng sinh? Đây là câu hỏi gây tranh cãi từ nhiều năm nay.
24/12 hay 25/12?
Rất nhiều người băn khoăn, không hiểu tại sao lễ Noel lại diễn ra 2 ngày? Ngày nào mới là chính?
Theo người Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Chúa ra đời ngày 25/12 nên lễ Giáng sinh được tổ chức lúc 0h ngày này, theo lịch Do Thái là từ hoàng hôn của ngày 24/12.
Hiện trên thế giới, lễ Noel diễn ra vào ngày 25/12 được gọi là Lễ Chính ngày, còn lễ tối 24/12 gọi là Lễ Vọng. Lễ vọng thường thu hút nhiều người tham dự hơn.
Theo sách Phúc Âm - một trong bốncuốn Kinh Thánh Tân ước, Chúa Giê-su được sinh ra trong một đêm mùa đông lạnh, trong chuồng gia súc. Đức Mẹ Maria đã phải đặt ngài trên máng cỏ (bởi vậy sau này hình ảnh máng cỏ luôn xuất hiện trong các dịp Giáng sinh). Đêm ấy, nơi Chúa ra đời phát ra ánh hào quang sáng rực cả bầu trời đêm. Những mục đồng, thiên thần đều quy tụ lại, chào đón Chúa Hài đồng.
Từ đó, đêm 24/12 được coi là thời điểm Lễ Vọng. Vào đêm đó, từ thánh đường đến các gia đình Thiên Chúa giáo đều trang trí hình hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng và Đức Mẹ Maria, xung quanh là những chú lừa, mục tử và thiên thần...
Chúa Giê-su được sinh ra trong một đêm tối mùa đông, ở chuồng gia súc.
Lễ Vọng đêm 24/12 còn gắn liền với hình ảnh cây thông Giáng sinh. Theo truyền thuyết, khoảng giữa năm 2.000 và 1200 trước Công nguyên, người ta đã nói về loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì gắn liền với ngày 24/12, ngày tái sinh của Mặt trời.
Câu chuyện về buổi sáng Noel được khởi nguồn từ lệnh cấm của chính quyền La Mã đối với các hoạt động Cơ Đốc giáo. Để tránh né, các tín đồ của Chúa bí mật tổ chức lễ Giáng sinh vào sáng 25/12, trùng với ngày lễ Thần Mặt trời (Feast of the Sol invictus) của người La Mã.
Nhờ vậy mà trong một thời gian dài, những người Cơ đốc được đón mừng ngày chúa Giê-su ra đời mà không gặp phải sự cản trở nào.
Hoàng đế La Mã Constantine quyết định bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc giáo.
Sau đó vào khoảng năm 312, hoàng đế La Mã Constantine I quyết định bỏ đa thần giáo và theo Cơ Đốc giáo. Từ đó, những người Cơ đốc đã có thể thoải mái ăn mừng ngày Chúa Giê-su ra đời. Nhưng cũng phải mãi đến năm 354, ngày 25/12 mới chính thức trở thành ngày lễ Giáng sinh.