Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lạm phát thách thức kế hoạch phát triển kinh tế của chính quyền Biden

(VTC News) -

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra hàng loạt kế hoạch kinh tế nhằm tăng vị thế của Mỹ và khởi động lại thị trường lao động bị COVID-19 tàn phá.

Nhưng hiện tại khi đã lên nắm quyền được hơn 10 tháng, ông Biden đang phải đối mặt với một loạt thách thức kinh tế mới.

Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 52 năm, thị trường việc làm đang bật dậy nhanh chóng và chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng mạnh. Tuy nhiên những dấu hiệu tích cực về tăng trưởng kinh tế Mỹ đang gặp nhiều trở ngại do tình trạng “tắc nghẽn” chuỗi cung ứng và lạm phát tăng kỷ lục trong vòng ba thập kỷ.

Mỹ sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ của chính phủ trong những tuần tới để giải quyết tình trạng giá dầu thô cao. (Ảnh: CNN)

Ông Biden đang ráo riết hành động để giải quyết tình trạng giá cả không ngừng gia tăng trong bối cảnh một số cố vấn của ông lo ngại thất bại chính trị này sẽ ảnh hưởng tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2022. Các quan chức Nhà Trắng cho biết, ông đã chỉ thị cho các cố vấn kinh tế cao cấp nhất tập trung giải quyết các vấn đề này. Ông Biden cũng thành lập lực lượng đặc trách nội bộ nhằm theo dõi dữ liệu chi tiết, như có bao nhiêu container đang hiện diện tại các cảng trên đất nước và chúng đã ở đó bao lâu.

Các chuyên gia phân tích kinh tế cho biết, chính quyền Biden có rất ít lựa chọn trong nỗ lực kìm hãm tình trạng tăng giá và đảm bảo hàng hóa được giao đúng hạn. Nhiều nhà kinh tế hoài nghi rằng những nỗ lực mà Nhà Trắng đang tiến hành, bao gồm việc giải phóng kho dự trữ xăng dầu và thúc đẩy các cảng hoạt động với tần suất cao hơn, có thể tạo sức ép lớn cho tình trạng lạm phát.

Josh Bivens, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Chính sách Kinh tế cho rằng những chính sách mà chính quyền Biden đưa ra khó có thể giải quyết các nguyên nhân khiếnn lạm phát gia tăng.

Có nhiều nguyên nhân làm tăng lạm phát. Biến thể Delta đã khiến xu hướng phục hồi kinh tế thế giới chậm lại. Các nhà máy và hải cảng ở nước ngoài đóng cửa, hạn chế nguồn cung hàng hóa khi người dân Mỹ có tiền để chi tiêu. Bên cạnh đó, tâm lý lười đi làm hậu đại dịch hay còn vướng bận việc trông con của người dân Mỹ đã gây ra ra tình trạng thiếu lao động ở quốc gia này.

Các chính sách kích thích mua sắm cùng lãi suất cho vay cực thấp của chính phủ đang góp phần làm bùng nổ nhu cầu hàng hóa. Nhu cầu gia tăng nhưng nguồn cung hạn chế chính là nhân tố dẫn đến xu hướng lạm phát.

Vào tháng 3 năm nay, trong kế hoạch của chiến dịch được xây dựng vào năm 2020 nhằm ngăn chặn nguy cơ lặp lại cuộc suy thoái toàn cầu 2009, Tổng thống Mỹ ký ban hành Luật Cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD bao gồm ngân phiếu cho người Mỹ, tăng thêm 300 USD trợ cấp hàng tuần và bổ sung trợ cấp thất nghiệp, kéo dài thêm thời hạn cho thuế tín dụng trẻ em, giúp cung cấp các khoản thanh toán định kỳ cho nhiều hộ gia đình... Một số nhà kinh tế chỉ ra rằng, các gói cứu trợ được đưa ra cùng thời điểm nước Mỹ mở cửa kinh tế nhờ tỷ tiêm chủng COVID-19 cao là nguyên nhân khác gây ra lạm phát.

Đây là một sai lầm và chúng ta đang phải trả giá cho nó, nước Mỹ không thể lặp lại lỗi lầm này”, Doug Holtz-Eakin, người từng là cố vấn kinh tế cho Tổng thống George W. Bush, nói. 

Các quan chức Nhà Trắng cho biết chính sách sách cứu trợ được ban hành vào tháng 3 này, hay “Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ” được dự đoán là sẽ khiến giá cả leo thang chóng mặt. Tuy nhiên, theo họ, luật cứu trợ là cần thiết và Mỹ có thể thực hiện các bước để chống lạm phát từ ngay bây giờ.

Jared Bernstein - thành viên của Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng cho biết, lạm phát có thể gây ảnh hưởng đến ngân sách gia đình. Chính quyền Biden đang làm tất cả những gì có thể, cả về mặt chuỗi cung ứng, khí đốt cũng như bù đắp chi phí khác để giúp đỡ các gia đình. Ông này cũng phát biểu thêm: “Chúng tôi sẽ không đánh đổi lợi ích của kế hoạch giải cứu chỉ để khẳng định vị trí của mình. Kế hoạch cứu trợ này sẽ giúp đỡ được vô số người”.

Tình hình lạm phát khiến một số quan chức Nhà Trắng bắt đầu mở rộng cách tiếp cận của họ về kinh tế hơn là chỉ tập trung vào số lượng cầu. Ông Bernstein cho biết: “Từ trước đến nay, chưa bao giờ tôi tham gia vào nhiều hoạt động ở khía cạnh cung ứng của nền kinh tế như hiện tại”.

Hồi đầu tháng 12, ông Biden thông báo, Mỹ sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ của chính phủ trong những tuần tới. Trước đó, ông kêu gọi Ủy ban Thương mại Liên bang điều tra xem liệu các công ty dầu khí có tham gia vào hành vi bất hợp pháp nhằm giữ giá xăng dầu ở mức cao hay không.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Các nhà phân tích cho rằng cả hai nỗ lực trên sẽ có những tác động hạn chế. Nguyên nhân một phần là  những lo lắng về biến thể Omicron của COVID-19.

Tổng thống Mỹ Biden đã chưa thật sự thành công trong việc tìm ra các biện pháp nhanh chóng để giải quyết các nút thắt trong chuỗi cung ứng. Ông Biden đã yêu cầu các cảng bận rộn nhất của quốc gia phải mở cửa 24h/ngày, nhưng chỉ có một nhà ga ở các cảng Los Angeles và Long Beach cung cấp dịch vụ đưa đón 2h, với tần suất 4 ngày/ tuần và hiếm khi mở cửa qua đêm vì không có đủ xe tải đến nhận container vận chuyển.

Nhà Trắng cho biết các nỗ lực hợp tác khác với các cảng Nam California đã giúp giảm bớt tắc nghẽn. Chẳng hạn, vào tháng 10, các cảng đã đưa ra các khoản phạt đối với các hãng vận tải có container ngồi quá lâu tại các bến hàng hải. Tình trạng di chuyển container tại cảng cũng được cải thiện đáng kể sau khi khoản tiền phạt được công bố.

Tuy nhiên đến cuối tháng 11, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bắt đầu có dấu hiệu giảm sút, các giám đốc điều hành vận chuyển, sản xuất và bán lẻ nói rằng họ không kì vọng vào hoạt động kinh tế sẽ trở lại hoàn toàn bình thường cho đến tận năm sau.

Trong khi các nền kinh tế trên thế giới được nối lại với nhau bằng thương mại và giá cả hàng hóa, nhiều quốc gia đang phải chật vật với lạm phát tăng cao, cho thấy đây là thách thức không chỉ đối với Mỹ mà là toàn cầu. 

Các quan chức Nhà Trắng đã bày tỏ sự thất vọng khi những dấu hiệu tích cực về mặt kinh tế trong giải quyết vấn đề việc làm đã bị lu mờ bởi phạm vi lạm phát và các vấn đề chuỗi cung ứng. Những quan chức này cho biết họ đang cố gắng đạt được sự cân bằng giữa những biến chuyển tích cực về kinh tế và đồng thời thừa nhận tác động của việc giá cả leo thang.

Các quan chức Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ tiếp tục công khai chỉ trích các ngành công nghiệp mà ông tin rằng đang thu về lợi nhuận lớn từ việc tăng giá với người tiêu dùng, trong bối cảnh một số cố vấn bên ngoài của ông kêu gọi phản ứng mạnh mẽ với lạm phát để chống lại những lời chỉ trích ngày càng tăng từ đảng Cộng hòa.

Tổng thống Biden mới đây tuyên bố sẽ đề cử ông Jerome Powell vào nhiệm kỳ thứ hai lãnh đạo Ngân hàng Trung ương. Nhà lãnh đạo Mỹ nhận định ông Powell là người thích hợp nhất cho vị trí này trong việc giải quyết các mối đe dọa liên quan đến lạm phát.

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng phải thật cẩn trọng trong việc xác định thời gian để bắt đầu tăng lại lãi suất từ ​​mức gần 0. Việc tăng sớm lãi suất có thể giúp bình ổn sự phục hồi kinh tế, nhưng nếu quá chủ quan thì có thể khiến lạm phát gia tăng.

Austan Goolsbee, người đứng đầu Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời chính quyền Obama, cho biết các gánh nặng trong chuỗi cung ứng có thể sẽ giảm bớt nếu người Mỹ chi tiêu nhiều hơn vào các dịch vụ chẳng hạn như ăn uống thay vì mua hàng hoá. Ông nói rằng điều này sẽ đòi hỏi phải kiềm chế được Covid-19. Việc chi tiêu nhiều hơn vào dịch vụ cũng có thể bị cản trở do vấn đề thiếu nhân công. Thiếu nhân lực trầm trọng cùng mức lương của những người lao động tại các nhà hàng và cửa tiệm đang tăng lên nhanh chóng khiến một số doanh nghiệp phải tăng giá dịch vụ.

Kế hoạch kinh tế của ông Biden kêu gọi các khoản đầu tư ngắn hạn ban đầu để giúp đất nước phục hồi sau Covid-19, tiếp theo là hàng nghìn tỷ USD chi tiêu dài hạn nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng của Mỹ, giải quyết biến đổi khí hậu và thúc đẩy các chương trình xã hội.

Đầu tháng 11, ông Biden đã ký thành luật dự luật cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng trị giá 1 nghìn tỷ USD để sửa chữa những con đường và cầu cũ kỹ của quốc gia, nâng cấp lưới điện và mở rộng quyền truy cập vào internet băng thông rộng.

Thượng viện Mỹ vẫn đang tranh luận về thành phần tiếp theo trong chương trình lập pháp của ông Biden về gói giải cứu kinh tế khoảng 2 nghìn tỷ USD bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khỏe.

Một số nhà kinh tế tư nhân kỳ vọng gói này sẽ chỉ làm tăng tình trạng lạm phát cũng như thúc đẩy thâm hụt và những tác động tương tự về kinh tế ở mức tối thiểu vì chi tiêu quá tải trong những năm đầu đưa ra dự luật. Đảng Cộng hòa lại cho rằng ông Biden nên rút lại kế hoạch chi tiêu này để tránh lạm phát tiếp diễn.

Các quan chức Nhà Trắng nói rằng nó sẽ không làm tăng lạm phát hơn nữa vì số tiền này được dự trữ sử dụng trong 10 năm.

Trong một bức thư hồi tháng 9, nhiều người từng thắng giải của giải Nobel Kinh tế cho biết gói tài trợ này sẽ giảm bớt áp lực lạm phát dài hạn.

Ông Bivens thuộc Viện Chính sách Kinh tế, cho biết các gói kinh tế có thể giúp tránh các đợt lạm phát trong tương lai bằng cách thúc đẩy năng lực và năng suất của nền kinh tế thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng và các khoản đầu tư khác.

Điều tôi đánh giá cao trong cách tiếp cận của chính quyền Biden là họ không phản ứng thái quá và cố gắng thu hẹp các kế hoạch dài hạn cho nền kinh tế”, ông Bivens nhận định.

Trần Thu Hà

Tin mới