Trong đó, khối bảo hiểm là nhà đầu tư mua trái TPCP với số lượng lớn nhất đạt tỷ trọng 54% trên tổng khối lượng trong 10 tháng qua; ngành ngân hàng đứng sau có 45% khối lượng mua, còn lại là các công ty tài chính, quỹ đầu tư chiếm 1%.
Lãi suất trúng thầu trái phiếu giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn, đặc biệt giảm vào tháng 3/2020 và tháng 9/2020 là thời điểm lãi suất chạm đáy trong 10 năm trở lại đây. Cụ thể, lãi suất huy động bình quân trên thị trường 9 tháng qua là 2,91%, giảm 37% so với năm 2019.
Trong đó, kỳ hạn 5 năm lãi suất ở mức 1,35%; 10 năm là 2,18%; kỳ hạn 15 năm là 2,51%; 20 năm là 2,98% và 30 năm là 2,18%.
Dự kiến tháng 12 tới, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại TPCP có kỳ hạn và Kho bạc Nhà nước sẽ thực hiện mua lại TPCP từ đầu năm 2021, theo phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất để lựa chọn đối tác giao dịch trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
9 tháng qua, TPCP giao dịch trên thị trường thứ cấp đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2019, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 9,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2019. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng TPCP trên thị trường thứ cấp với hơn 3.000 tỷ đồng.