Trong các loại thảo dược chữa bệnh gan như dứa dại, atisô, nhân trần, mật nhân, mật gấu..., có thể nói cây chó đẻ chiếm vị trí "đầu lĩnh" vì dễ tìm, giá rẻ, dễ sử dụng, gần gũi. Điều này đã đẩy nhiều người đến với những mối họa chết người như tụt huyết áp, vô sinh, suy giảm chức năng miễn dịch...
Theo đông y, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt…; thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận định tác dụng của loại cây này rất tốt dùng để chữa bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, việc nhiều người lạm dụng vị thuốc này trong điều trị bệnh gan lại gây ra phản tác dụng.
Dùng cây chó đẻ không đúng cách gây xơ gan, teo gan
Nhiều người cho rằng nếu uống nước từ cây chó đẻ sẽ giúp phòng bệnh gan mật và vô tư sử dụng ngay cả khi không mắc bệnh. Nhưng thực tế, chỉ những người bị bệnh gan và bệnh về mật mới phải dùng cây chó đẻ để hỗ trợ điều trị. Nếu không có bệnh mà uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng.
Làm tăng nguy cơ gây vô sinh
Cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan nhờ vị đắng, tính hàn có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Tuy nhiên, nếu cơ thể quá hàn mà lạm dụng cây chó đẻ sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai, làm tăng nguy cơ bị vô sinh.
Cây chó đẻ là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Hiện nay do nhu cầu dùng làm thuốc chữa bệnh mà cây này được trồng tập trung để lấy nguyên liệu làm thuốc. Do đó, khi lựa chọn mua thuốc, người bệnh cần lưu ý mua tại các cơ sở có uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Có nhiều nguyên liệu lấy từ nguồn hoang dại, cây mọc ở vị trí, thổ nhưỡng khác nhau có ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh.
Như vậy, việc dùng vị thuốc từ cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan rất đơn giản, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí hơn so với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh rủi ro, cần có liều lượng sử dụng, liệu trình áp dụng phù hơp với tình trạng bệnh cụ thể để đem lại hiệu quả điều trị và tính an toàn cao.
Video: Công dụng kì diệu của cây xấu hổ