Chương trình diễn ra với 2 phần: nghệ thuật và giao lưu các diễn giả như: Nhạc sĩ Nguyễn Quý Lăng - cựu chiến binh Binh chủng tăng thiết giáp, nhạc sĩ, ca sĩ Hoàng Hồng Ngọc, Phó trưởng phòng nghệ thuật Nhà hát ca múa nhạc Quân đội, cùng nhiều khách mời đặc biệt khác. Chương trình "Hai thế hệ một trái tim” thu hút gần 200 khán giả tham gia.
Màn biểu diễn nghệ thuật được sinh viên khoa Du lịch dàn dựng công phu từ các bài hát cách mạng trong thời chiến và những tác phẩm mang tinh thần yêu nước, dựng xây và sống cống hiến của thế hệ mới.
Phân cảnh đoạn kịch lấy cảm hứng từ câu chuyện liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết.
Đại diện ban tổ chức cho biết, âm nhạc không chỉ để giải trí, mà còn là phương tiện truyền tải thông điệp về lòng đoàn kết, tình yêu quê hương và khát vọng tự do và âm nhạc cũng là cầu nối thế hệ trẻ với lịch sử dân tộc.
Buổi giao lưu được tổ chức nhằm mục đích tri ân tới các thế hệ anh hùng đi trước bảo vệ Tổ quốc, khơi gợi được tình yêu đất nước trong các bạn trẻ. Qua đó, giúp thế hệ trẻ bày tỏ tình yêu nước, sự trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp được kế tục và truyền thừa bởi bao đời ông cha.
Chương trình nghệ thuật “Ký ức - Dựng xây".
Phần giao lưu của chương trình diễn ra với chủ đề “ Âm nhạc cách mạng - góc nhìn qua từng thế hệ”, dưới sự dẫn dắt của các diễn giả, khán giả hiểu rõ hơn về âm nhạc cách mạng, vai trò của âm nhạc cách mạng trong thời chiến cũng như cách tiếp cận của thế hệ trẻ ngày nay với âm nhạc cách mạng.
Khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong chương trình là khi ban tổ chức trao tặng bức ảnh phục chế chân dung liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc cho nhạc sĩ Nguyễn Quý Lăng. Hai người là bạn thân cùng chiến đấu năm xưa.
Thông qua sự kiện, ban tổ chức mong rằng âm nhạc không chỉ để giải trí, mà còn truyền tải thông điệp về lòng đoàn kết, tình yêu quê hương và khát vọng tự do. Không chỉ vậy, âm nhạc kết nối thế hệ trẻ với lịch sử dân tộc