Giá dầu thế giới
Dữ liệu trên Oilprice lúc 6h30 ngày 30/6 cho thấy, giá dầu WTI ở mốc 81,46 USD/thùng, giảm 0,24% (tương đương giảm 0,20 USD/thùng), còn giá dầu Brent ở mốc 84,84 USD/thùng, giảm 0,30% (tương đương giảm 0,26 USD/thùng).
Giá dầu WTI giảm 0,24%, dầu Brent giảm 0,30% vào phiên cuối cùng trong tuần đã cắt đứt đà tăng 4 phiên liên tiếp của giá dầu tuần qua.
Theo nhà phân tích Ashley Kelty của Panmure Gordon, bất kỳ sự mở rộng xung đột nào cũng có thể tác động lớn đến nguồn cung dầu từ Trung Đông.
Giá dầu thế giới tuần qua tăng giảm trái chiều. (Ảnh minh họa: Reuters)
Giá dầu đã nói “không” với "hat-trick" tăng ngày ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần khi giá dầu giảm nhẹ khoảng 0,3%.
Sự trượt nhẹ này của giá dầu chịu tác động bởi các nhà đầu tư cân nhắc nhu cầu nhiên liệu yếu của Mỹ trong khi chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân của nước này trong tháng 5 "đứng im" so với tháng 4, làm dấy lên hy vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Về cung, dữ liệu EIA chỉ ra tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng, dẫn đến việc lo ngại về nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Giá dầu đạt mức tăng trong hai tuần và giảm 0,2% trong tuần. Tuy nhiên, vào tháng 6, giá đã tăng khoảng 6%, nâng tổng mức tăng lên hơn 13% trong nửa đầu năm 2024.
Giá xăng dầu trong nước
Từ 15h ngày 27/6, giá xăng E5 RON92 tăng 506 đồng/lít, không cao hơn 22.014 đồng/lít, giá xăng RON95 tăng 544 đồng/lít, không cao hơn 23.010 đồng/lít.
Giá các loại dầu thay đổi như sau: Dầu diesel tăng 329 đồng/lít, lên mức 20.689 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 258 đồng/lít, lên 20.614 đồng/lít; Dầu mazut tăng 223 đồng/kg, không cao hơn 17.446 đồng/kg.
Trong kỳ này, cơ quan điều hành quyết định không trích lập và không chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với tất các mặt hàng.