Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá vàng lên xuống dữ dội

Các nhà đầu tư đang cẩn trọng trước báo cáo lạm phát tháng 5 của Mỹ. Báo cáo việc làm mới nhất cũng khiến Phố Wall "nhiễu tín hiệu".

Giá vàng thế giới trồi sụt dữ dội trong vòng 24 giờ qua. Theo dữ liệu của Trading Economics, giá kim loại quý có thời điểm rơi thẳng đứng xuống dưới ngưỡng 1.914 USD/ounce rồi nhanh chóng bật tăng. Tính đến 12h30 ngày 11/7 (giờ Việt Nam), vàng đang được giao dịch quanh ngưỡng 1.929,5 USD/ounce.

Theo giới quan sát, giá vàng vẫn đang chịu sức ép khi các nhà đầu tư cân nhắc những bước đi tiếp theo của những ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu.

 

Nhiễu tín hiệu

Phố Wall vẫn đang nhiễu tín hiệu về nền kinh tế và lạm phát tại Mỹ. Báo cáo bảng lương mới nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm đã chậm lại, nhưng tiền lương vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) muốn giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc làm để hạ nhiệt lạm phát. Một thị trường lao động thắt chặt có thể tạo ra vòng xoáy lạm phát - tiền lương nguy hiểm.

Theo đó, các doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn để thu hút và giữ chân người lao động trong một thị trường cạnh tranh. Do vậy, họ sẽ cần tăng giá để bù đắp chi phí.

Người tiêu dùng từ đó sẽ phải chi trả nhiều hơn nhằm trang trải cuộc sống, và tiếp tục tạo sức ép cho doanh nghiệp để được tăng lương.

Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ sẽ được công bố hôm 12/7. Các dữ liệu này có thể ảnh hưởng đến quyết định lãi suất tiếp theo của FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ.

Dù vậy, đa số chuyên gia tin rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7 sau khi tạm dừng vào tháng 6.

Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà đầu tư đang định giá khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 6 lên tới 94,9%. Kịch bản Fed giữ nguyên lãi suất chỉ được định giá là 5,1%.

Theo biên bản họp mới được Fed công bố, dù đã nhất trí tạm dừng tăng lãi suất để theo dõi tác động đối với nền kinh tế, hầu hết quan chức của ngân hàng trung ương đều chỉ ra khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.

Trong bài phát biểu một tuần sau cuộc họp chính sách, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương "vẫn còn một chặng đường dài phía trước" để đưa lạm phát về mức mục tiêu.

Vàng đã mất đi sức hút

Giá vàng rất nhạy cảm với lãi suất. Bởi lãi suất đi lên sẽ kéo chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng tăng cao, từ đó triệt tiêu sức hấp dẫn của kim loại quý đối với nhà đầu tư.

Vàng cũng được coi là tài sản trú ẩn an toàn, vốn hưởng lợi trực tiếp trong thời kỳ kinh tế bấp bênh. Nhưng nền kinh tế Mỹ đang cho thấy khả năng chống chịu rất tốt, bất chấp 10 đợt tăng lãi suất liên tiếp của Fed từ tháng 3 năm ngoái.

Trong quý I, nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mọi ước tính trước đó. Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, GDP của Mỹ trong quý I tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2022, vượt xa ước tính là 1,3%.

Khả năng chi tiêu của người tiêu dùng nước này vẫn còn mạnh mẽ, dù các nhà kinh tế chỉ ra tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã giảm tốc trong những tháng gần đây.

Thêm vào đó, các ngân hàng trung ương lớn khác, bao gồm Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Canada cũng sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để đưa lạm phát về mức mục tiêu.

"Các ngân hàng trung ương vẫn đang quyết liệt trong cuộc chiến chống lạm phát. Họ cần phải tìm được những bằng chứng rõ ràng cho thấy lạm phát đã bước vào một đà giảm bền vững", ông Craig Erlam - chuyên gia phân tích tài chính cấp cao có trụ sở ở Anh - nhận định.

"Tại Mỹ, sức hấp dẫn của vàng đã bay hơi. Các nhà đầu tư nhận ra rằng không chỉ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay, mà ngay cả việc cắt giảm lãi suất cũng sẽ rất khó xảy ra", ông Erlam giải thích.

"Lạm phát thậm chí còn dai dẳng hơn dự đoán, và đó là tin xấu đối với vàng", vị chuyên gia nhận định.

Nguồn:

Tin mới