Trên Kitco, lúc 13h ngày 11/2 (giờ Việt Nam) giá vàng thế giới được niêm yết ở ngưỡng 1.865 USD/ounce, tăng 4 USD/ounce so với đêm qua.
Giá vàng thế giới bật tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường xem xét lại kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
Mới đây, Fed thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 0,25%/năm, lên 4,5 - 4,75%/năm. Trước đó, tháng 12/2022, Fed tăng lãi suất ở mức 0,5%/năm, sau khi có 4 lần tăng ở mức 0,75%/năm.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết có thể kéo dài chuỗi tăng lãi suất sang tháng 5 nếu lạm phát cơ bản không giảm bớt vào thời điểm đó.
Giá dầu thô duy trì đà tăng sau báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại giảm 2,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 3/2.
+ Giá vàng trong nước
Lúc 13h chiều 11/2 trên sàn giao dịch của Doji, giá vàng được niêm yết ở mức 66,45 - 67,30 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Giá vàng hôm nay tăng nhẹ.
Trong khi đó, trên sàn giao dịch của SJC, vàng SJC có giá mua vào là 66,50 triệu đồng/lượng, bán ra là 67,30 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 53,90 - 54,80 triệu đồng/lượng.
+ Giá vàng quốc tế
Giá vàng thế giới chiều nay đứng ở ngưỡng 1.865 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12/2022 đứng ở ngưỡng 1.866 USD/ounce.
Theo các chuyên gia, lãi suất cao hơn có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Ilya Spivak - Trưởng bộ phận vĩ mô toàn cầu tại Tastylive cho biết, số lượng việc làm tại Mỹ cao hơn dự kiến vào tuần trước đã góp phần vào kỳ vọng rằng Fed sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất trên 5%, trong khi những hy vọng rằng ngân hàng này sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm nay đã bốc hơi và khiến vàng giảm giá.
Những người tham gia thị trường hiện dự báo lãi suất mục tiêu của Fed sẽ tăng từ ngưỡng hiện tại là 4,5 - 4,75% lên đạt đỉnh ở mức 5,153% vào tháng 7.
Chuyên gia Spivak của Tastylive nhận định, giá vàng đang ở trạng thái củng cố và nỗ lực để tìm hướng đi trong vài ngày qua, đồng thời cho biết thêm rằng một sự kiện đáng chú ý tiếp theo có thể là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào tuần tới.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, trưởng bộ phận phân tích Huw Roberts tại Quant Insight, Tổ chức chuyên về quản lý dữ liệu nhận định việc điều chỉnh của vàng về dưới mức 1.900 USD/ounce có thể chưa kết thúc vì vàng đang được định giá quá cao.
Theo ông, mức giá hợp lý của vàng là 1.822 USD/ounce. Do vậy, giá kim loại quý có thể sẽ còn giảm nữa.
Trong khi đó, các chuyên gia phân tích tại Ngân hàng CIBC (Canada) lại đánh giá, sự biến động liên tục của thị trường tài chính toàn cầu sẽ hỗ trợ giá vàng nhưng cũng không kỳ vọng giá vàng tăng mạnh mẽ. Vì vậy, về dài hạn, giá vàng được nhận định vẫn có khả năng suy giảm, lùi về mức 1.650 USD/ounce.
Ông Ilya Spivak, trưởng bộ phận vĩ mô toàn cầu tại nền tảng giao dịch Tastylive (Mỹ) cho hay, số lượng việc làm tại Mỹ cao hơn dự kiến vào tuần trước đã góp phần vào kỳ vọng rằng Fed sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất hiện tại ở mức trên 5%. Những hy vọng rằng ngân hàng trung ương này sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm nay đã “bốc hơi” và khiến vàng giảm giá.
Thị trường hiện dự báo lãi suất mục tiêu của Fed sẽ tăng từ ngưỡng hiện tại là 4,5 - 4,75% lên đạt đỉnh ở mức 5,153% vào tháng 7/2022.
Chuyên gia Spivak của Tastylive thì nhận định, vàng đang ở chế độ củng cố giá và nỗ lực tìm hướng đi. Ông đồng thời cho biết thêm một sự kiện đáng chú ý tiếp theo có thể là báo cáo Chỉ số gia tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào tuần tới.
Còn theo ông Thorsten Polleit, nhà kinh tế trưởng tại Degussa cho rằng, vẫn còn rất nhiều giá trị trong không gian kim loại quý và việc vàng và bạc tăng cao hơn chỉ là vấn đề thời gian.
Ông Thorsten Polleit nhận định, vàng sẽ tiếp tục tỏa sáng đến năm 2023 khi các nhà đầu tư tìm cách bảo vệ sức mua và phòng ngừa sự bất ổn kinh tế ngày càng tăng. Ông nhận thấy, giá kim loại quý tăng lên mức cao nhất là 2.200 USD/ounce ,với mức giá trung bình năm 2023 là 2.000 USD/ounce. Bên cạnh đó, giá bạc sẽ đạt đỉnh khoảng 29 USD/ounce trong năm nay, với mức giá trung bình là 26 USD.
Vị chuyên gia này nhận thấy, lạm phát vẫn là mối đe dọa đáng kể đối với người tiêu dùng và nền kinh tế toàn cầu. Trong khi giá tiêu dùng đã giảm từ mức cao được thấy vào mùa Hè năm ngoái, ông Polleit cho biết, việc các ngân hàng trung ương chạy đua thắt chặt chính sách tiền tệ đã làm giảm nguồn cung tiền thực toàn cầu.
Ông nói thêm rằng, khi nguồn cung tiền giảm, giá hàng hóa tăng lên. Người dân vẫn có ít sức mua hơn so với một năm trước, đây sẽ là lực cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế.