Đó là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.
Như vậy, 2021 là năm Việt Nam có nhiều đại diện nhất trong danh sách tỷ phú thế giới.
Phương pháp lựa chọn tỷ phú của Forbes là đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại ngày 5/3.
Danh sách tỷ phú USD của Việt Nam được Forbes nhắc tên. (Ảnh chụp màn hình)
Lần thứ 9 góp mặt trong danh tỷ phú của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện sở hữu khối tài sản 7,3 tỷ USD, đứng thứ 344 thế giới. Ông lần đầu được Forbes vinh danh năm 2013, với 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo lần thứ 5 góp mặt với tài sản 2,8 tỷ USD, đứng thứ 1.111 thế giới. Bà Thảo hiện giữ vai trò phó chủ tịch HĐQT HDBank, Phó chủ tịch và CEO hãng hàng không VietJet Air.
Tỷ phú Trần Đình Long cũng tái xuất trong bảng xếp hạng của Forbes sau lần đầu năm 2018. Hiện tại, "vua thép" sở hữu 2,2 tỷ USD, đứng thứ 1444 thế giới.
6 tỷ phú USD của Việt Nam.
Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank lần thứ ba góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes. Tài sản của ông hiện là 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1931 thế giới.
Tỷ phú Trần Bá Dương được đưa vào danh sách của Forbes từ năm 2018, hiện sở hữu 1,6 tỷ USD, xếp thứ 1.931 thế giới. Tài sản của ông cũng tăng so với năm ngoái. Công ty Ôtô Trường Hải (Thaco) do ông Dương thành lập ban đầu chỉ bán xe, sau đó dần lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài, như Kia, Mazda và Peugeot và sản xuất xe bus, xe tải thương hiệu Việt.
Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang năm nay quay lại danh sách tỷ phú, sau khi vắng bóng năm ngoái. Ông Quang hiện sở hữu 1,2 tỷ USD, xếp thứ 2378 trên thế giới.