Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự án đầu tư tài chính ngân hàng IBH-TLC: Có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(VTC News) -

Dự án đầu tư tài chính ngân hàng IBH-TLC có dấu hiệu tội lừa đảo, khi lập dự án không được cơ quan chức năng Việt Nam cấp phép để kêu gọi đầu tư, chiếm đoạt tài sản.

Video: Đầu tư tiền tỷ vào dự án ngân hàng tự xưng IBH, hàng nghìn người vỡ mộng

Mới đây, Báo điện tử VTC News đã đăng tải bài viết về việc nhiều nhà đầu tư gửi đơn kêu cứu khi có nguy cơ mất hàng tỷ đồng đầu tư vào hình thức “đầu tư cùng ngân hàng IBH – TLC”.

Theo đó, phản ánh của nhiều nhà đầu tư và thông tin được giới thiệu trên các website không chính thức, dự án đầu tư tài chính cùng ngân hàng IBH – TLC tạo lợi nhuận qua việc giao dịch forex. Khi nhà đầu tư chuyển tiền sẽ được cung cấp một tài khoản thành viên vào website của TLC (hiện không thể truy cập) và hướng dẫn tải ứng ụng mang tên MT4 để theo đõi giao dịch của mình.

Báo điện tử VTC News nhận được đơn tố cáo của nhà đầu tư tố những người đứng đầu dự án đầu tư tài chính mang tên “Dự án đầu tư tài chính của ngân hàng IBH – TLC” (gọi tắt là dự án IBH-TLC) có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cơ cấu lợi nhuận khi nhà đầu tư được nhận lên tới con số 12% đến 15% một tháng, tức chỉ với 1,500 USD ban đầu, các nhà đầu tư sẽ nhận về từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng.

Sau chỉ vài tháng hoạt động, tất cả những người đứng đầu (Leader) và các nhóm chát zalo và “biến mất” cùng các hệ thống website hay ứng dụng của dự án trước đó. Lúc này, hàng nghìn nhà đầu tư mới tá hỏa nhận ra số tiền của mình đang có nguy cơ không thể lấy lại.

Không thể liên lạc với nhóm người tự nhận là các Leader trước đó, nhà đầu tư không biết bấu víu vào đâu khi hợp đồng đầu tư trước đây hoàn toàn được ký bằng “miệng”, và cũng không có một trụ sở của ngân hàng IBH – TLC nào tại Việt Nam để tìm đến.

Trả lời VTC News, Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty luật Minh Bạch cho biết thời gian qua công ty luật của ông nhận được rất nhiều đơn thư với nội dung tương tự.

Dưới góc độ pháp lý tôi cho rằng đây không phải là hoạt động đầu tư. Bản chất của các dự án, các sàn đầu tư chỉ là phương tiện, thủ đoạn của các đối tượng phạm tội họ vẽ ra để nhằm thu hút những người yếu về nhận thức pháp luật.

Việc khẳng định có phải hoạt động lừa đảo hay không thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra, của viện kiểm sát và của tòa án. Tuy nhiên, với việc các đối tượng đã đưa ra những thông tin gian dối, lập ra các dự án ma, những dự án về tài chính không được các cơ quan chức năng Việt Nam cấp phép để huy động tài chính. Đặc biệt những dự án đầu tư tiền ảo lại là lĩnh vực đầu tư chưa được công nhận tại Việt Nam.

Đây chính là thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tiền, điều này có dấu hiệu của tội lừa đảo”, luật sư Tuấn Anh nhận định.

Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty luật Minh Bạch.

Theo Giám đốc công ty luật Minh Bạch, những năm gần đây, tình trạng lừa đảo qua những hình thức tương tự dự án đầu tư tài chính ngân hàng IBH – TLC nở rộ bởi 3 nguyên nhân chủ yếu.

Đầu tiên là nhận thức của người dân mang tiền đi đầu tư tài chính nhưng lại đi ngược lại với quy luật tài chính. Người dân cần nhận thức được, không có quy luật tài chính của một quốc gia nào, hay một sản phẩm tài chính của quốc gia nào đem lại lợi nhuận khủng khiếp tới 15 -18% thậm chí là 20%/ 1 tháng.

Nguyên nhân thứ 2 đến từ việc Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng cho hoạt động đầu tư tiền ảo trên không gian mạng, hoạt động quan hệ pháp luật mới phát sinh ở Việt Nam trong vài năm gần đây.

Từ đó dẫn đến nguyên nhân thứ 3, các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo thu được nguồn lợi bất chính lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng rất ít vụ việc được xử lý triệt để, mang tính răn đe giáo dục đối với xã hội.

Luật sư Tuấn Anh phân tích: “ Việc này đánh vào lòng tham của những đối tượng đi thực hiện hành vi lừa đảo, họ thấy lừa dễ quá, tổ chức một vài cái hội thảo, một vài cái tờ rơi, lập một trang web đã có thể thu hút hàng nghìn tỷ đồng của các bị hại. Hiện tượng này vẫn cứ phát triển hết sàn này sập lại đến sàn khác nổi lên, vẫn cứ bài cũ chỉ thay đổi mỗi tên sản phẩm là có thể đi lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng.

Bản chất của vụ việc là lừa đảo, cung cấp thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản, các vụ việc rất rõ ràng, những đối tượng lừa đảo cũng không biến mất được. Mặc dù khó khăn là sự việc xảy ra trên không gian mạng và trên diện rộng, cũng có thể do máy chủ đặt ở nước ngoài xác minh rất khó. Tuy nhiên, người mất tiền là thật, người được nhận tiền cũng là thật, chuyển qua hệ thống các Ngân hàng thương mại của Việt Nam, đều có thể xác minh.

Thế nhưng những vụ việc như này rất ít được đưa ra để khởi tố, truy tố, xét xử dẫn đến việc các đối tượng lừa đảo nhờn luật, họ cho rằng họ cứ thực hiện hành vi lừa đảo và pháp luật không làm gì được họ”.

Đề xuất về phương án ngăn chặn hình thức lừa đảo kêu gọi đầu tư trên tiếp tục nở rộ, ông Tuấn Anh cho rằng nếu như hiện tại chưa có được hành lang pháp lý cụ thể thì cần phải có những biện pháp mạnh mẽ để tuyên tuyền, giáo dục pháp luật hoặc là cảnh báo cho người dân không tham gia vào những hoạt động như vậy.

Đức Thiện - Trần Quang

Tin mới