Báo cáo được công bố hôm 16/8 cho thấy, Indonesia là quốc gia dẫn đầu. Thị trường hơn 250 triệu dân này tốn khoảng 1,6 tỷ USD cho trà sữa. Tiếp theo là Thái Lan với 749 triệu USD. Ở Thái Lan có khoảng 31 ngàn cửa hàng trà sữa và nhiều kênh bán lẻ khác. Quốc gia nhỏ nhất khu vực là Singapore cũng tốn khoảng 342 triệu USD cho trà sữa trong khi đó người Việt Nam chi khoảng 362 triệu USD mỗi năm cho thứ đồ uống này.
Người Việt mỗi năm chi khoảng 362 triệu USD cho trà sữa.
Bất chấp quy mô của đất nước, người tiêu dùng Singapore được cho là có sức mua cao nhất, vì giá trung bình của một đơn hàng trà sữa cao hơn gần hai lần so với các nước khác trong khu vực, khiến nó trở thành một điểm tuyệt vời cho các thương hiệu cao cấp, các nhà nghiên cứu viết.
Hiện tại, có hơn 60 nhãn hiệu trà trân châu đang hoạt động với nhiều thị hiếu và mức giá khác nhau tại Singapore, đây là điểm đến đầu tiên của Đông Nam Á đối với các nhãn hiệu "cao cấp" như Heytea.
Mặc dù ngành công nghiệp trà sữa của khu vực Đông Nam Á vốn đã bị thống trị từ lâu bởi các thương hiệu Đài Loan (Trung Quốc) và sản xuất trong nước, nhưng điều đó có thể sắp thay đổi khi một loạt các thương hiệu Trung Quốc tìm đường vào các thị trường Đông Nam Á.
Thị trường trà sữa ở Trung Quốc ước tính có doanh thu hàng năm là 20 tỷ USD, đã chứng kiến một số thương hiệu nổi tiếng của như Mixue, Chagee và Heytea thâm nhập vào Đông Nam Á để cạnh tranh với các thương hiệu trước đó như Gong Cha và Koi.
Ông Sik Hoe Yong, Giám đốc Điều hành của qlub, cho biết: “Nhiều người trẻ ở Đông Nam Á muốn tự mở cửa hàng trà sữa. Mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng".
Tuy nhiên, ông tin rằng tình yêu của người tiêu dùng đối với trà sữa trân châu là điều khó có thể thay đổi trong tương lai gần, dù mọi người thường có xu hướng chọn lựa thương hiệu yêu thích theo túi tiền.
Người sáng lập và Giám đốc Điều hành của Momentum Works có trụ sở tại Singapore, ông Jianggan Li, cũng nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với các công ty địa phương từ nhóm các công ty Trung Quốc mới nổi, những người được cho là giỏi về thương hiệu, sản phẩm, chuỗi cung ứng và quản lý chi phí.