Tác động tức thì của lượng đường dư thừa có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn và thay đổi tâm trạng, nó cũng có thể dẫn đến giảm nồng độ đường trong máu, đổ mồ hôi và cáu kỉnh.
Vài ngày sau khi dừng ăn đường
Bạn có thể bắt đầu cảm thấy hơi hụt hẫng sau vài ngày cắt bỏ đơn trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tùy theo mức độ nghiện đường của cơ thể mà những người khác nhau gặp phải các triệu chứng khác nhau.
Khi bạn ngừng ăn đường, bạn có thể gặp các triệu chứng như đau đầu và mức năng lượng thấp.
Trong một số trường hợp có thể phản ứng ngược lại. Bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn vì không cần nạp nhiều đường. Bạn thậm chí cảm thấy đói và khát. Hãy làm dịu cơn khát bằng cách cung cấp đủ nước, việc này cũng giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn.
(Ảnh minh họa)
Một tháng sau khi ngừng ăn đường
Bạn thật dũng cảm nếu có khả năng hạn chế tiêu thụ đường trong một tháng, đặt biệt nếu bạn đã ăn ngọt cả đời. Nhưng một khi bạn đạt đến giai đoạn này, đó là lúc những điều tốt đẹp bắt đầu xảy ra. Mong muốn ăn đồ ngọt của bạn sẽ biến mất và bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm những lợi ích sức khỏe như:
Khi bạn loại bỏ lượng calo dưới dạng đường bổ sung và thêm thực phẩm toàn phần vào chế độ ăn uống của mình, bạn sẽ cảm thấy no sớm hơn. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình.
Cắt giảm đồ ngọt có nghĩa là giảm lượng calo và trọng lượng cơ thể, do đó, mức cholesterol được cải thiện.
Ngay cả khi bạn đang ở mức cân nặng hợp lý, việc cắt giảm lượng đường bổ sung giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định vì cơ thể sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn để tự sửa chữa và bảo vệ.
(Ảnh minh họa)
Quá nhiều đường trong cơ thể có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh điều khiển tim. Từ bỏ lượng đường bổ sung có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Đường là thủ phạm chính gây sâu răng. Cắt giảm lượng đường có thể làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình sâu răng, mang lại cho bạn hàm răng khỏe mạnh.
Càng nhiều đường trong cơ thể, bạn càng có nhiều khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh khác. Giảm lượng ăn vào sẽ giảm nguy cơ này.
Bỏ đường có thể có lợi cho bạn theo nhiều cách, nhưng đôi khi nó có thể phản tác dụng. Hãy chắc chắn rằng bạn tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi chế độ ăn uống nào đối với chế độ hàng ngày của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, hãy nhớ rằng kết hợp ăn uống lành mạnh và tập thể dục là cách phù hợp để mang lại hiệu quả.