Đau cơ và khớp: Chế độ ăn quá nhiều đường khiến các tế bào miễn dịch bị suy giảm, gây viêm nhiễm. Đây chính là lý do vì sao những người ăn quá nhiều đường thường bị viêm/đau khớp, đục thủy tinh thể, bệnh tim và trí nhớ kém.
Thèm ăn đồ ngọt: Khi vào cơ thể, đường được xử lý rất nhanh. Lúc này, có thể sẽ giải phóng ra dopamine, giống như một chất có thể gây nghiện. Do đó, khi ăn quá nhiều đường, cơ thể bạn sẽ càng thèm ăn đồ ngọt hơn. Thậm chí có thời điểm, những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ không thể khiến bạn cảm thấy no.
Da nổi mụn: Thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm cho lượng insulin trong cơ thể tăng đột biến. Đây chính là lý do tại sao những người ăn nhiều đường thường dễ mắc các vấn đề về viêm nhiễm và da liễu. Đặc biệt, ăn lượng lớn đồ ngọt sẽ khiến họ có nguy cơ nổi nhiều mụn trên da hơn.
Tăng cân: Lượng đường cao sẽ làm tăng quá trình sản xuất insulin trong cơ thể. Khi quá tải, lượng insulin này sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ thừa ở bụng và một số vị trí khác, gây tăng cân.
Sâu răng: Chắc chắn rồi, ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng. Bởi khi nhai, những mảnh vụn thức ăn sẽ bám trên răng, an mòn mặt cứng của răng. Do vậy, song song với việc bổ sung lượng đường vừa phải cho cơ thể, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.
Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm: Ăn quá nhiều đường sẽ làm cản trở các tế bào trong hệ thống miễn dịch, làm ảnh hưởng tới quá trình loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Đây chính là lý do tại sao bạn dễ bị cảm lạnh, cúm hơn người khác. Do đó, thay vì tiêu thụ đồ ngọt, bạn nên chú ý bổ sung nhiều trái cây và rau xanh để hạn chế nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm.
Đầy hơi: Đầy hơi và một số vấn đề về tiêu hóa khác là dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường. Tình trạng này xảy ra khi đường hấp thụ không tốt ở ruột non, gây ảnh hưởng tới tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu.