Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn ở tuổi ngoài 50?

(VTC News) -

Khi ngoài 50 tuổi, bạn phải sẵn sàng đón nhận nhiều thay đổi lớn và các vấn đề sau rất dễ xảy ra.

Huyết áp cao: Khi già đi, các mạch máu của bạn kém linh hoạt hơn. Điều này sẽ gây áp lực lên hệ thống vận chuyển máu trong cơ thể. Để kiểm soát tình trạng này, bạn nên theo dõi cân nặng, tập thể dục, ngừng hút thuốc, tìm cách đối phó với căng thẳng và ăn uống lành mạnh.

Bệnh tiểu đường: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên khi già đi. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến một số biến chứng như bệnh tim, bệnh thận, mù lòa và các vấn đề khác. Do đó, hãy tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu của bạn.

Bệnh tim: Sự tích tụ mảng bám trong động mạch là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Tình trạng này bắt đầu từ thời thơ ấu và trở nên tồi tệ hơn khi bạn già đi. Theo các chuyên gia cho biết, độ tuổi từ 60 đến 79, các trường hợp mắc bệnh tim lên đến gần 20% ở nam giới và 9,7% ở nữ giới.

Béo phì: Béo phì có liên quan đến ít nhất 20 bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư, huyết áp cao và viêm khớp.

Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là căn bệnh gắn với sự tăng dần về tuổi tác. Thế nhưng một số yếu tố khác liên quan đến bệnh này đó là di truyền, lối sống, hay các chấn thương có từ trước, hoặc thiếu hoạt động thể chất, bệnh tiểu đường, thừa cân…

Loãng xương: Loãng xương làm cho xương trở nên yếu và có thể dẫn đến gãy xương. Do đó nếu gặp vấn đề này thì bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh giàu canxi và vitamin D, đồng thời tập thể dục thường xuyên với 1 số bài tập như khiêu vũ, chạy bộ hoặc leo cầu thang để duy trì sức khỏe.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Điều này gây ra viêm và chặn không khí từ phổi của bạn. Đây là một căn bệnh diễn biến chậm mà bạn có thể mắc phải trong nhiều năm mà không biết, bởi các triệu chứng thường xuất hiện ở độ tuổi 40 hoặc 50. COPD có thể làm cho bạn khó thở, ho, thở khò khè và khạc ra chất nhầy. Vì thế, tập thể dục hằng ngày cùng chế độ ăn uống lành mạnh và tránh môi trường ô nhiễm sẽ rất hữu ích.

Mất thính lực: Già đi đồng nghĩa với thính lực giảm sút. Do đó nếu gặp vấn đề liên quan đến thính giác hãy đến gặp bác sỹ để được kiểm tra.

Thị lực: Tuổi tác cũng là mối đe dọa với thị lực của bạn. Một số vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp có thể gây hại cho thị lực. Vì thế hãy gặp bác sỹ để kiểm tra mắt thường xuyên.

Vấn đề bàng quang: Vấn đề kiểm soát bàng quang sẽ khó khăn khi chúng ta già đi. Tình trạng này có thể do các vấn đề về thần kinh, yếu cơ, mô dày lên hoặc tuyến tiền liệt phì đại gây nên. Do đó, khi gặp vấn đề này bạn nên gặp bác sỹ để được khám, tư vấn sức khỏe.

Bệnh ung thư: Căn bệnh này cũng ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi, nhưng ở những người có độ tuổi từ 45 đến 54 tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn gấp đôi.

Trầm cảm: Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở những người từ 18 tuổi trở lên. Về già tình trạng này lại càng trầm trọng khi nhiều vấn đề sức khỏe gia tăng.

Đau lưng: Càng lớn tuổi, tình trạng đau lưng càng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này đó là thừa cân, hút thuốc, không tập thể dục đủ hoặc mắc các bệnh như viêm khớp và ung thư. Do đó, bạn cần theo dõi cân nặng, tập thể dục và bổ sung nhiều vitamin D, canxi để giữ cho xương chắc khỏe.

Sa sút trí tuệ: Alzheimer - một dạng sa sút trí tuệ, thường không xuất hiện cho đến 65 tuổi hoặc lâu hơn. Một số yếu tố nguy cơ (như tuổi tác và di truyền) là những thứ bạn không thể kiểm soát. Vì thế, bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và theo dõi huyết áp, lượng đường trong máu để có thể kiểm soát được căn bệnh này.

N.Hà (Vov.vn)

Tin mới