Thời tiết oi nóng, ai cũng cảm thấy khó chịu, ngột ngạt nên tìm mọi cách để giảm nhiệt. Hãy áp dụng một mẹo nhỏ: Thấm ướt chiếc khăn rồi phủ lên quạt, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Việc đắp khăn ướt lên quạt có tác dụng gì ngoài việc giảm sự oi bức cho bầu không khí trong nhà? Bạn sẽ bất ngờ với câu trả lời đấy.
Bạn sẽ thu được khá nhiều lợi ích sau khi thực hiện một động tác đơn giản là làm ướt khăn và phủ nó lên quạt.
Giảm sức nóng của quạt
Trời nắng nóng, những chiếc quạt điện thường hoạt động hết công suất để giải nhiệt. Khi phải chạy liên tục, quạt sẽ bị nóng và điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị, nếu nóng quá có thể gây ra chập cháy.
Để tình huống này không xảy ra, bạn hãy dùng chiếc khăn ướt đã được vắt khô đắp lên quạt. Nó sẽ giúp độ nóng ở quạt giảm đáng kể và bạn cũng không phải lo đến vấn đề tuổi thọ của quạt nữa.
Đắp khăn ướt lên quạt có tác dụng gì? Trước hết, quạt sẽ đỡ nóng và tuổi thọ sẽ dài hơn. (Ảnh: Bestie.vn)
Giảm nhiệt trong nhà
Thời tiết nắng nóng làm cho ngôi nhà của bạn trở nên ngột ngạt hơn. Việc đắp khăn ướt lên quạt có tác dụng làm dịu không khí, giảm nhiệt trong nhà.
Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một chậu nhỏ nước lạnh, một chiếc khăn, dầu gió hoặc dầu tràm. Cho vào chậu nước 2-3 giọt dầu gió (dầu tràm), nhúng khăn vào chậu nước, ngâm khoảng hai phút, sau đó vắt khăn thật khô rồi cho vào túi nylon, cất vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 20-30 phút.
Lấy khăn ra, phủ trên quạt rồi bật quạt lên, bạn sẽ thấy gió thổi ra mát hơn rất nhiều, lại còn có mùi thơm của dầu gió (dầu tràm), có tác dụng đuổi muỗi rất tốt.
Quạt hoạt động sẽ thổi ra làn hơi nước từ khăn ướt, tạo cảm giác như phun sương, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài việc đắp khăn ướt lên quạt, một số giải pháp đơn giản khác cũng giúp ngôi nhà của bạn trở nên mát mẻ hơn.
Đặt đá lạnh trước quạt
Bạn hãy đặt một chậu nhỏ đựng đá lạnh trước quạt, sau đó bạn bật quạt lên. Hơi mát từ đá lạnh sẽ tỏa khắp nhà bạn, làm cho không khí trong nhà mát mẻ hơn.
Đặt chậu nước trước quạt, căn nhà bạn bớt oi nóng vào mùa hè. (Ảnh: Pinterest)
Đóng cửa ban ngày, mở khi tắt nắng
Để căn nhà bớt oi nóng, bạn cần hạn chế không khí nóng từ ngoài trời tràn vào. Muốn vậy, khi nắng lên, ngoài trời bắt đầu xuất hiện không khí nóng, bạn phải đóng hết cửa chính, cửa sổ, kéo kín rèm để hạn chế nắng chiếu vào làm nóng nhà.
Đến khi trời tắt hẳn nắng, không khí oi bức bắt đầu dịu xuống, nhiết độ ngoài trời bắt đầu hạ thì bạn mở tung hết các cửa để tăng cường trao đổi không khí, giúp nhà mát mẻ, dễ chịu hơn.
Lắp rèm chống nắng
Mùa hè, cửa sổ hướng Tây và Đông sẽ tỏa nhiệt nhiều nhất, trong khi cửa sổ hướng Bắc và Nam thu được lượng năng lượng mặt trời ít hơn. Nếu cửa sổ hay ban công nhà bạn ở hướng nắng rọi trực tiếp, bạn nên lắp rèm ở những khu vực đó.
Nên chọn rèm màu sáng để tránh hấp thụ nhiệt. Ngoài ra, rèm bằng tre cũng giúp chống nóng hiệu quả, lại rất thân thiện với môi trường.
Sinh hoạt ở tầng dưới
Những ngày nắng nóng, chúng ta sinh hoạt ở tầng thấp vì ở đó sẽ mát hơn tầng cao, nơi bị nắng rọi từ sáng đến tối khiến không khí nóng bức. Ngoài ra, không khí nóng bay lên cũng tạo cảm giác khó chịu hơn khi bạn ở tầng cao.