Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human Papilloma HPV) gây u nhú.
Người bị sùi mào gà sau khi điều trị khỏi, hoàn toàn có thể bị tái phát do khả năng miễn dịch của cơ thể suy yếu.
Hiện nay, việc điều trị virus HPV gây bệnh sùi mào gà có các phương pháp là dùng thuốc, hóa chất và laser, hoặc dùng thuốc bôi tại chỗ để ức chế virus nhưng cách này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, chớm bị nhờ phát hiện sớm.
Hiệu quả điều trị sùi mào gà từ các phương pháp dân gian, bài thuốc dân gian, thuốc nam chưa có cơ sở khoa học. Bởi khi sử dụng các bài thuốc dân gian không thể biết được thuốc có tác dụng theo cách nào và điều trị dựa trên nguyên lý nào.
Việc điều trị bệnh sùi mào gà thường rất nan giải và lâu dài, do bệnh có nguy cơ tái phát cao khi hệ miễn dịch suy yếu. Người mang virus sẽ mang trong cơ thể suốt đời, khi đó virus nhân lên trong tế bào tới một số lượng nhất định sẽ phát ra thành bệnh.
Điều trị sùi mào gà không phải điều trị một lần là khỏi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hẹn tái khám sau 2-3 tuần điều trị. Sau điều trị, nếu xét nghiệm lại vẫn còn tổn thương sẽ điều trị tiếp.
Do đó, khi bị mắc bệnh sùi mào gà, bệnh nhân cần phải đi khám chuyên khoa và điều trị bằng các phương pháp hiện đại. Không nên điều trị tại nhà bằng thuốc lá, thuốc nam để tránh những biến chứng không đáng có.
Video: Nhiều trẻ mắc sùi mào gà ở Hưng Yên bị kỳ thị, xa lánh