Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cô gái có ngón chân ‘nhả ngọc’, bộ sưu tập ‘đá quý’ được mua lại để nghiên cứu

Sau một cơn sốt, cô gái Siti Suhana Saadon 23 tuổi, sống tại thị trấn Durian Tunggal ở Malaysia, bỗng thấy dưới những móng chân mình xuất hiện hiện tượng lạ.

Ngón chân "nhả ngọc"

Theo lời kể của bà Kamariah - mẹ của Suhana, những mảnh vỡ đầu tiên bắt đầu đâm toạc móng chân Siti Suhana sau một cơn sốt cao suốt 3 tháng trời. Bà đưa con đi hết bệnh viện này đến phòng khám khác, nhưng không một bác sĩ nào xác định được bệnh lý của con gái. 

Người phụ nữ đành đưa con về nhà dùng những biện pháp đơn giản như chườm lạnh để hạ sốt. Bất ngờ, cơn sốt biến mất như cách nó đột ngột xuất hiện. Nhưng chỉ mấy ngày sau Suhana thấy bàn chân bị đau, và ngón chân cái bắt đầu “nhả ngọc”! Đó là những hạt tựa như thủy tinh hay mã não. 

 

Dần dần hiện tượng này xuất hiện thường xuyên hơn, số lượng và kích cỡ hạt thủy tinh cũng tăng lên đáng kể. Mỗi lứa “đẻ” của ngón chân thường là 4 - 5 hạt, một số viên tròn xoe như hòn bi, số khác có màu xanh, trong suốt như ngọc. Nhả đá xong, miếng nứt trên ngón chân cô lại khép nguyên vẹn như cũ.

Lần nào cũng vậy, trước khi ngón chân “đẻ” khoảng 10 phút bao giờ Siti Suhana cũng có cảm giác buồn nôn và đau răng ghê gớm, cơ thể bải hoải yếu dần.

Những lúc đó tôi chẳng thiết nghĩ đến cơn đau nữa, tôi chỉ mong sao cho viên đá sớm chồi ra. Có viên lớn quá không nhô đầu lên nổi, vậy là mọi người phải ra sức cạy nó lên” - Suhana tâm sự. “Nhiều khi chúng lén chui ra khi tôi đang say ngủ”.

 

Lý giải của khoa học

Nhiều nhà nghiên cứu phỏng đoán hiện tượng lạ này xuất phát từ bệnh gout, tuy nhiên Tiến sĩ Shahdan Shahid, thuộc khoa Y trường ĐH Kebangsaan Malaysia lại phủ nhận giả định này. Theo ông, bệnh gout cũng có thể sinh ra chất cặn nhưng dưới dạng lỏng, nhầy chứ không nguyên vẹn thành khối cứng ngắc như thế này.

Những viên đá của Siti như những viên ngọc trong sáng và nhiều màu, đây quả là trường hợp lạ” – ông cho hay.

Bác sĩ Nor Izham Aziz tại Bệnh viện Putra Malacca lại giải thích rằng cô gái có thể bị nhiễm khuẩn actinomycosys và những hạt này là do mủ đọng lại. Theo ông, hiện tượng này hiếm xảy ra và không có gì là huyền bí cả.

 

Trong khi bác sĩ Paul Judson, Chủ nhiệm khoa Nhân sinh học của Đại học Y quốc tế Malaysia, người từng tham gia điều trị cho Siti Suhana nhận định trường hợp rất kỳ lạ và khó tin cả trong Y học lẫn Sinh vật học. Trong ngón chân chỉ có xương phát triển, nhưng xương không thể tự tách ra khỏi cơ thể. Còn những “hạt ngọc” được nhả ra từ ngón chân thì cứ như chúng từ chuỗi ngọc đính sẵn trên người cô.

Trên những tấm phim X-quang không hề thấy những biểu hiện bất thường của bàn chân, ngón chân Siti. Cơ thể người có thể tạo những khối u hay hạch hoặc kết sỏi trong thận hay bàng quang. Khi đó, những dị vật này có thể bị đẩy tự nhiên hoặc bằng can thiệp phẫu thuật lấy ra khỏi cơ thể.

 

Chúng nhìn cũng giống... đá quý do đã hấp thụ một số sắc tố khi kết đọng tạo thành độ cứng và màu sắc. Ở đây việc cơ thể con người có tạo ra và “nhả” những viên ngọc trong suốt, nhiều màu như Siti Suhana thì quả là trường hợp mới chỉ nghe thấy trong các câu chuyện cổ tích, hay truyền thuyết dân gian.

Được biết, một số chuyên gia khoa học đề nghị được mua “đá quý” của Siti Suhana Saadon nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu.

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới