Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo

Đây là đợt suy giảm mạnh mẽ nhất kể từ tháng 10/2022, trùng với thời điểm hàng loạt doanh nghiệp bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý đầy thất vọng.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 981,36 điểm, tương đương 2,82%; S&P 500 giảm 121,88 điểm, tương đương 2,77%; Nasdaq 100 giảm 335,36 điểm, tương đương 2,55%.

Tổng cộng, Dow Jones giảm mạnh 1,9% trong tuần này. Đây là tuần thứ 4 liên tiếp, đồng thời là tuần thứ 9 trong số 11 tuần chỉ số này sụt giảm. Bên cạnh đó, Nasdaq 100 cũng ghi nhận mức thiệt hại 3,8%.

Đây là tuần thứ 2 liên tiếp dòng tiền chảy ra từ các quỹ tương hỗ vốn cổ phần. Những phiên sụt giảm như hôm nay khó có thể thay đổi tâm lý trong tương lai”, Brian Price, trưởng bộ phận quản lý đầu tư của Commonwealth Financial Network, nhận xét.

Ngoài các báo cáo kinh doanh tiêu cực, Jeanette Garretty - nhà kinh tế trưởng tại Robertson Stephens Wealth Management - tin rằng động thái của FED và Chủ tịch Jerome Powell liên quan đến vấn đề lạm phát cũng là yếu tố kéo thị trường xuống.

Trước đó, ông Powell khẳng định việc kiềm chế lạm phát là hoàn toàn cần thiết, đồng thời dự kiến tăng khoảng 50 điểm cơ bản vào tháng 5.

Dow Jones bốc hơi gần 1.000 điểm. Ảnh: Investing.com.

Thái độ tiêu cực của ngân hàng trung ương và lợi tức trái phiếu tăng trở lại khiến thị trường chuyển động. Không có gì quá đặc biệt ngoài quan điểm của Powell trên mặt trận chính sách. Ông cho biết việc sớm tăng lãi suất mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là khả năng cắt giảm sau này nếu nền kinh tế gặp khó khăn”, Ross Mayfield, nhà phân tích chiến lược đầu tư tại Baird, nhận định.

Tỷ giá hôm 21/4 tăng mạnh sau tuyên bố của ông Powell. Hôm 22/4, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ xuống khoảng 2,9%.

Chia sẻ với CNBC, Loretta Mester - Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland - cho rằng việc xem xét tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản là không cần thiết. Bà bày tỏ sự ủng hộ đối với mục tiêu 50 điểm vào tháng 5 tới đây.

Nguồn: Zing News

Tin mới