Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Chi phí xây nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ

(VTC News) -

Trước khi bắt tay vào xây dựng nhà ở, nhiều chủ đầu tư sẽ có cho mình các mức tính toán về chi phí xây nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ.

Mẫu thiết kế nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ đem lại không gian sống thoải mái, thư giãn và đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng. Chính vì thế, mà điều mọi người thắc mắc nhiều nhất là để có thể xây dựng thành công kiểu nhà ở này thì chi phí xây dựng hết bao nhiêu?

Nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ mang đến không gian sống thoải mái.

Chi phí xây nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ

Để tính được chi phí xây dựng nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ, chủ đầu tư cần phải tính toán được diện tích xây dựng của công trình. Dưới đây là cách tính chi phí xây dựng cho ngôi nhà 1 tầng diện tích 100m2 3 phòng ngủ với đơn giá 4.2 triệu đồng/m2

  • Diện tích sàn: 100m2
  • Sảnh: 12m2
  • Mái đua: 32m2
  • Tổng diện tích xây dựng cần tính: 144m2

=> Tổng chi phí xây dựng ngôi nhà: 144 x 4.200.000 = 604.800.000 đồng

Cụ thể, chi phí xây nhà 1 tầng 3 phòng ngủ diện tích 100m2 với đơn giá 4.2 triệu đồng/m2 dao động tối thiểu từ 600 triệu trở lên. Tùy vào tình hình giá cả thực tế của thị trường vào từng thời điểm và chủng loại nguyên vật liệu chủ đầu tư sử dụng, giá tiền xây nhà sẽ có sự thay đổi.

Trường hợp xây nhà đơn giá 5 triệu đồng/m2. Cách tính cũng tương tự như chi phí dự trù xây nhà đơn giá 4.2 triệu đồng/m2.  Tổng chi phí: 144m2 x 5.000.000 = 720.000.000 đồng

Đơn giá 6 triệu đồng/m2 cho ngôi nhà 1 tầng 3 phòng ngủ. Tổng chi phí: 144 x 6.000.000 = 864.000.000 đồng.

Một số lưu ý khi tính toán chi phí xây nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ

Trước khi tiến hành tính toán chi phí xây dựng nhà ở, sự lo lắng và áp lực từ khối lượng công việc cần làm sẽ dễ dẫn đến những sai sót cũng như nhầm lẫn cơ bản. Để việc tính toán có thể được tiến hành một cách chuẩn xác nhất, bạn có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:

  • Tính toán chi phí là bước quan trọng đầu tiên cần tiến hành trước khi bắt đầu thi công xây dựng.
  • Tính toán chi phí càng rõ ràng, càng chi tiết sẽ giảm độ chênh lệch của chi phí dự phòng và chi phí thực tế.
  • Nên thực hiện tính toán chi phí sát với thời điểm thi công thực tế để tránh sự chênh lệch về giá cả và giảm những phát sinh không cần thiết.
  • Cần nắm rõ hạn mức về tài chính để có thể có sự lựa chọn phù hợp hoặc có giải pháp hoàn thiện nhà theo từng giai đoạn phù hợp.
  • Lập một khoản chi phí dự phòng dành cho những phát sinh cần thiết trong quá trình xây dựng bởi những phát sinh là điều không thể tránh khỏi, việc chúng ta cần làm là tính toán cụ thể, chi tiết, rõ ràng nhất trong mọi công việc để giảm thiểu tối đa những phát sinh.
  • Lựa chọn các bên thứ ba để thiết kế, cung cấp nguyên-vật liệu, thi công xây dựng cần kiểm tra về thời gian hoạt động cũng như mức độ uy tín và khả năng hoàn thành công việc có đúng thời hạn và có đảm bảo chất lượng tốt nhất hay không.
Tuyết Anh (Nguồn: Tổng hợp)

Tin mới