(VTC News) - Bộ phim 'Cha cõng con' gây ngạc nhiên cho khán giả vì phong cảnh quá đỗi nên thơ của miền địa đầu Tổ quốc.
Phim dựa theo truyện cùng tên của chính đạo diễn Lương Đình Dũng, tập trung khắc họa tình cha con giản dị và đẹp đẽ của hai cha con Mộc và Cá.
Cá mồ côi mẹ từ nhỏ, em có ước được chạm vào những đám mây bay trên bầu trời. Còn người cha dù cả đời quanh quẩn đánh cá bên bờ sông nhưng vẫn lặng lẽ nuôi dưỡng trong lòng cậu con trai những câu chuyện tưởng tượng về vùng đất tràn ngập ánh sáng mà chính ông cũng chưa bao giờ được đặt chân đến.
Theo chia sẻ của Lương Đình Dũng, anh bắt đầu nhen nhóm ý tưởng làm phim Cha cõng con khi đọc bản tin về vụ án người con cầm gậy đánh cha đến ngã gục. Bị hình ảnh, âm thanh đó ám ảnh, anh càng được thôi thúc làm một điều gì đó thật đẹp về tình cảm gia đình.
Lương Đình Dũng nói: “Tôi nghĩ rằng khi cái tình trỗi dậy, đó sẽ là thứ quý giá nhất mà con người ta có được để dành cho nhau, khi cái tình nhiều lên thì sẽ không còn những chuyện đau lòng nữa”.
Bộ phim bấm máy lần đầu vào năm 2013. Tuy nhiên toàn bộ bối cảnh bị lũ nhấn chìm, mọi kế hoạch đều bị hoãn. Dự án tưởng như phải huỷ bỏ khi những diễn viên nhí cũng dần lớn lên không còn hợp với độ tuổi của nhân vật.
Tuy nhiên đạo diễn Lương Đình Dũng ví bộ phim như một điều khiến anh mắc nợ chính mình:
“Nếu không hoàn thành, tôi không thể thoát ra cảm giác day dứt, tôi thực hiện dự án vì tự thấy mình cần có trách nhiệm với những người làm cha mẹ và những đứa trẻ”.
Sau 2 năm trì hoãn, cuối tháng 7 qua, ê-kíp Cha cõng con của đạo diễn Lương Đình Dũng lần thứ 2 lên đường. Để có được những khuôn hình tuyệt vời, ưng ý, cả đoàn phải di chuyển gần 20 ngàn km từ từ Hà Giang, Bắc Mê, Tuyên Quang, Hà Gội đến Sài Gòn.
Chọn diễn viên cho bộ phim cũng là một thử thách lớn. Sau thời gian dài tìm kiếm, cuối cùng, cậu bé gần 6 tuổi Đỗ trọng Tấn ở làng trẻ SOS Việt Trì được chọn vào vai cậu bé Cá.
Sự thiếu thốn của một cậu bé mồ côi khát khao được có cha mẹ khiến ê-kíp thực sự xúc động, đặc biệt trong cảnh cậu cất tiếng gọi cha hay vòng tay ôm cổ người cha trong phim. Còn vai người cha – được giao cho diễn viên Ngô Thế Quân (Thời xa vắng, Chuyện của Pao).
Cha cõng con được quay tại 5 địa danh nhưng có bốn địa danh chính là Bắc Mê - Hà Giang, Tuyên Quang, Hà nội, và Sài Gòn.
Cặp song Dũng (đạo diễn Lương Đình Dũng – nhà quay phim Lý Thái Dũng) chọn những địa điểm này vì nó rất đặc biệt về cảnh sắc và phù hợp với yêu cầu kịch bản.
Ví dụ như ở Bắc Mê – bối cảnh chính của phim là nơi vừa có núi cao trùng trùng lớp lớp, vừa có dòng sông lúc đục lúc trong, có mưa, có mây phủ tạo nên sự biến đổi kỳ ảo trong cảnh sắc.
Dòng sông Gâm nước trong nước đục, khi dữ dội khi hiền hòa, khiến cả thiên nhiên xung quanh dường như luôn thay màu đổi sắc. Suốt dọc bờ sông mấp mô hiểm trở, đoàn làm phim đã phải men theo dòng nước cong queo để bất ngờ bắt gặp triền cỏ mềm mướt như bông phủ dọc triền sông.
Để giữ được bãi cỏ tuyệt đẹp này là, nơi cậu bé Cá mỗi ngày đuổi theo ước mơ của mình.., đạo diễn Lương Đình Dũng đã đi mấy chục nàn cây số mới tìm ra nơi này, để gĩu được triển cỏ theo mong muốn của đạo diễn, nhà sản xuất đã phải thuê người bảo vệ chăm sóc nhiều tháng trời trước khi quay.
Khi vào phim, hình ảnh thu được khiến người ta phải xao lòng trước những buổi sớm mai đượm một màu xanh mướt, sương đọng trĩu như màn mưa mờ giăng mắc khắp những vạt cỏ non tơ, những buổi chiều vàng khi tia nắng chiếu xiên xiên qua núi đá, phủ tràn triền cỏ một sắc vàng ruộm bồng bềnh như mật ong thơm ngọt, cạu bé và cha thấp thoán trong ánh nắng vàng ấy đã tạo nên một cuộc sống thật đẹp cho hai cha con trong phim
Cha cõng con.
Đi thuyền sâu vào lòng sông khoảng 10 phút từ bối cảnh thứ nhất, bối cảnh thứ hai của phim là lòng sông Gâm xanh thẳm hút xuống giữa hai dãy núi cao ngất hùng vĩ, với nước trong vắt tĩnh lặng nơi đàn khỉ vẫn băng qua xuống uống nước ven bờ, và vách núi in hình xanh thẳm xuống mặt nước.
Chỉ cách mấy phút ngồi thuyền, nhưng sự âm u huyền bí của núi thẳm sông sâu như khiến người ta rợn ngợp trong tĩnh lặng vô cùng, chỉ có tiếng sóng vỗ ì oạp mạn thuyền và gió lùa hun hút suốt dọc triền núi đá.
Một dòng thác nhỏ chảy róc rách xuống làm không gian vừa tĩnh mịch vừa toát lên vẻ đẹp huyền ảo.
Đỉnh đồi cao ở xã Minh Ngọc, Bắc Mê lại mở ra cái nhìn mênh mông, hùng vĩ, trên đỉnh đồi kỳ lạ xuất hiện một triền cỏ mênh mông theo nhịp điệu chập trùng dài và chung quanh khi đứng từ đây ta thấy lớp lớp núi non trong năng, trong sương mỗi khi chiều hoặc sáng sớm đẹp kỳ vĩ.
Lội qua con suối nhỏ, hì hục leo suốt gần một tiếng đồng hồ trên con đường mòn khi thì mát rượi giữa hai lùm cây, khi thì chênh vênh nhìn xuống những thửa ruộng bậc thang gối lên nhau xanh mướt, qua mấy tàng cây bụi bất chợt mở ra đỉnh đồi xanh mướt ngập chìm trong nắng.
Bãi cỏ xanh bao trọn đỉnh đồi như một thảo nguyên thu nhỏ nơi người ta cắm trại ngắm bình minh hay hoàng hôn xuống, phóng mắt ra thấy trọn đồi cao thung sâu suối chảy.
Bằng những ngôn ngữ hình ảnh sáng tạo tuyệt đẹp trong câu chuyện phim điện ảnh
Cha Cõng Con – Father and Son, những hình ảnh điện ảnh tinh tế, kết hợp giua ánh sáng và thiện nhiên, con người tron câu chuyện phim dung dị, Bắc Mê mảnh đất lần đầu tiên bước lên màn ảnh rộng hiện lên với đầy đủ cung bậc thăng trầm của nước, của rừng sâu núi thẳm.
Vẻ đẹp kỳ ảo biến hóa khi dữ dội ầm ào, khi mơ mộng trữ tình, khi mênh mang phóng khoáng trải dài khắp những thước phim dễ khiến người xem bất ngờ, hóa ra ngoài cao nguyên đá vốn nổi tiếng đã lâu, Hà Giang còn có một vùng đất tuyệt đẹp như thế.
Thiên An