Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh sát cơ động có được xử phạt vi phạm giao thông?

(VTC News) -

Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thuộc Bộ Công an và nhiều người vẫn băn khoăn lực lượng này có được xử phạt vi phạm giao thông không?

Trước khi trả lời câu hỏi Cảnh sát cơ động có được xử phạt vi phạm giao thông hay không thì phải hiểu về lực lượng này. Theo Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013, Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thuộc Bộ Công an, thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định các lực lượng cảnh sát khác (bao gồm cảnh sát cơ động) và công an xã được huy động, phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong những trường hợp sau:

- Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.

- Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại địa bàn nào đó có diễn biến phức tạp.

- Trường hợp khác mà vấn đề trật tự, an toàn giao thông gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Cảnh sát cơ động dừng xe người vi phạm trật tự an toàn giao thông. (Ảnh: Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Nhiệm vụ của cảnh sát cơ động khi tuần tra, kiểm soát giao thông:

- Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của cảnh sát giao thông và kế hoạch tuần tra đã được phê duyệt.

- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền được giao khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đi cùng.

Cảnh sát cơ động được xử lý người điều khiển xe gắn máy các lỗi vi phạm sau đây:

- Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù); bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư (phạt từ 100.000 - 200.000 đồng).

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; chở theo 2 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật (phạt từ 300.000 - 400.000 đồng).

- Chở theo từ 3 người trở lên trên xe; dừng xe, đỗ xe trên cầu; đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm; không đội ''mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy'' hoặc đội ''mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy'' không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ... (phạt từ 400.000 - 600.000 đồng).

- Dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính (phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng).

- Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều"; không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ (phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng).

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng).

- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ (phạt từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng)...

BẢO HƯNG

Tin mới