Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cần xử phạt nặng người livestream bán hàng giả

(VTC News) -

Tận dụng trang cá nhân để livestream (phát trực tiếp) bán hàng, nhiều người rao bán hàng giả, hàng nhái khiến người tiêu dùng bất an, đặc biệt ở thời điểm cuối năm.

Chỉ cần vào Facebook, người dùng dễ dàng theo dõi các buổi livestream bán hàng từ giày dép, quần áo, túi xách, mỹ phẩm… đến thực phẩm chức năng cả trong nước lẫn nước ngoài, từ người nổi tiếng đến chủ shop tham gia chào bán.

Cách đây không lâu, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Trần Lê Quỳnh Thi số tiền 31 triệu đồng vì kinh doanh hàng hiệu giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường internet.

Facebook Trần Lê Quỳnh Thi bị phạt 31 triệu đồng vì livestream bán hàng hiệu giả.

Trước đó, ngày 20/6, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh của bà Thi, tại địa chỉ 135 Duy Tân, P. Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. 

Riêng trong tháng 10/2023, Cục Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra, phát hiện 166 vụ vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tiếp đến là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với 154 vụ, và hàng nhập lậu 106 vụ.

Hàng giả, hàng lậu được các đối tượng cất giữ tại kho, một phần đưa vào các cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại... chủ yếu để trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Hoạt động chính vẫn là bán trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử (TMĐT), livestream bán hàng trên Tiktok Shop.

Chia sẻ tại Hội thảo về nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong TMĐT diễn ra tại TP.HCM, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho biết, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước. Sau khi qua biên giới, hàng giả, hàng gian sẽ được tập kết tại kho hàng nơi hẻo lánh, ít người qua lại hoặc tại nhà riêng.

Sau đó, các đối tượng lợi dụng việc kinh doanh trên môi trường TMĐT để kinh doanh hàng hóa vi phạm, gây khó khăn cho công tác nắm bắt, kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng.

Ông Linh cho biết, TMĐT phát triển bùng nổ đang tạo ra thách thức cho các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa. Hơn nữa, mạng xã hội xuyên biên giới nên các hành vi vi phạm đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Với thương mại truyền thống, việc xác minh địa điểm mua bán, kho chứa hàng, giao kết hợp đồng dễ dàng hơn. Nhưng với bán hàng online, lực lượng chức năng khó xác định địa điểm mua bán, người bán, kho hàng, thời điểm giao kết hợp đồng và chứng cứ cũng dễ dàng bị thay đổi. Do đó, cần có những quy định chặt chẽ hơn với kinh doanh online”, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT khẳng định.

Mi Vi

Tin mới