Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các nhà khoa học cảnh báo hiện tượng bất thường ở Nam Cực

Nam Cực đang mất đi số lượng băng đá nhiều gấp 6 lần so với những năm 1970 và biến đổi khí hậu có thể khiến mực nước biển dâng lên hàng m trong vài thế kỷ tới.

Băng Nam Cực đang tan chảy với tốc độ đáng kinh ngạc. Các nhà khoa học phát hiện sự nóng lên toàn cầu đã khiến băng tan trên lục địa này tăng gấp 6 lần kể từ năm 1979. Tốc độ tan chảy bất thường này khiến mực nước biển toàn cầu tăng 1,27 cm - và các chuyên gia dự đoán nó sẽ còn trở nên tồi tệ hơn.

 Các nhà khoa học cảnh báo hiện tượng bất thường ở Nam Cực. (Ảnh minh họa)

Dự đoán "mực nước biển dâng cao nhiều m từ Nam Cực trong những thế kỷ tới" là kết quả của việc một khối lượng băng đá lớn mất đi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, từ năm 1970 đến 1990, lục địa này đã phá vỡ trung bình 40 gigatons (40 nghìn tỷ tấn) khối lượng băng mỗi năm.

Con số nhảy vọt lên mức trung bình là 252 gigatons một năm từ năm 2009 đến 2017.

"Đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm" - tác giả chính của nghiên cứu, Eric Rignot, Giáo sư Donald Bren và chủ nhiệm bộ môn Khoa học hệ thống Trái đất tại Đại học California, Irvine cho biết.

“Khi dải băng ở Nam Cực tiếp tục tan chảy, chúng tôi dự đoán mực nước biển sẽ dâng cao thêm nhiều m từ Nam Cực trong vài thế kỷ tới.”

Nghiên cứu kéo dài bốn mươi năm đã xem xét 18 khu vực trên lục địa băng giá bao gồm 176 lưu vực và một loạt các hòn đảo.

Các học giả đã làm việc cùng với Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA (JPL) trong dự án và so sánh sự tích tụ tuyết rơi trong các lưu vực bên trong với việc các dòng sông băng tan tại các khu vực tiếp xúc, nơi băng bắt đầu trôi nổi trên đại dương.

Dữ liệu từ hình ảnh trên không do Chiến dịch IceBridge của NASA chụp ở độ cao 350 m cho phép các nhà nghiên cứu truy cập dữ liệu vệ tinh từ nhiều cơ quan không gian.

Trong bài báo được công bố trên tạp chí Proceedings, các nhà nghiên cứu về sông băng nhận thấy Đông Nam Cực đóng vai trò nòng cốt trong tổng cộng khối lượng băng mất đi. Khu vực này được dự đoán trở nên nhạy cảm hơn với biến đổi khí hậu và điều đáng chú ý đây là khu vực có nhiều băng đá hơn cả Tây Nam Cực và bán đảo Nam Cực cộng lại.

Phương Anh

Tin mới