Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Bộ Y tế phản biện bỏ tiêu chuẩn ngực lép với nhân viên đường sắt

Vụ Pháp chế với tư cách là hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định lại, đây là chuỗi trong quy trình làm luật, trước khi trình lên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Liên quan định dự thảo thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng và sức khỏe định kỳ của nhân viên đường sắt trực tiếp chạy tàu, trao đổi với PV, Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho hay, chiều 2/4, Hội đồng thẩm của do Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đã chủ trì họp bàn và phản biện dự thảo do Cục Y tế Bộ GTVT và Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đưa ra. 

TS Nguyễn Huy Quang. (Ảnh: HQ) 

Sau khi Hội đồng thẩm định nhận thấy tiêu chuẩn sức khoẻ của lái tàu so với tiêu chuẩn sức khoẻ lái xe tại Thông tư 24 không có gì đặc thù hơn chỉ khác một chút về đường tiết niệu nên Hội đồng thống nhất áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe ô tô theo Thông tư 24 năm 2015 áp dụng cho người lái tàu.

“Hội đồng thẩm định đề nghị cơ quan chủ trì ban soạn thảo, các nhà chuyên môn xem xét có những gì đặc thù cho lái tàu thì mới đưa ra quy định đặc thù như bổ sung bệnh lý ngưng thở khi ngủ vì đây là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành tàu của người lái tàu”, ông Quang nói.

Riêng quy định về vòng ngực, ông Quang cho hay sẽ bỏ. Bởi hiện nay các chuyên gia y tế đánh giá bằng dung tích thở sống, chứ không đo bằng vòng ngực.

Còn vấn đề tiết niệu gồm cả bộ phận sinh dục, nhưng theo quy định không kiểm tra bộ phận sinh dục mà kiểm tra tiết niệu, các chuyên gia sẽ có cân nhắc theo đề xuất của ngành Đường sắt, vì đặc thù nghề nghiệp người lái tàu không được mắc bệnh tiết niệu sẽ ảnh hưởng quá trình lái tàu (ví dụ liên tục đi tiểu sẽ ảnh hưởng trực tiếp quá trình chạy tàu).

Video: Vì sao Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa tiêu chuẩn giáo sư?

Về bệnh lý răng hàm mặt từ năm 2001 đã có quy định nếu nhân viên gác ghi (có nhiệm vụ thổi còi) nếu vẩu quá sẽ không thổi được còi.

Về việc dự thảo đang được quan tâm của dư luận, ông Quang cũng khẳng định: “Dự thảo là của Cục Khám chữa bệnh soạn thảo, đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, sau đó, Vụ Pháp chế với tư cách là hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định lại. Đây là chuỗi trong quy trình làm luật, trước khi trình lên bộ trưởng, Bộ Y tế”.

Hội đồng thẩm định gồm đại diện y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Quản lý khám chữa bệnh, đại diện các bệnh viện chuyên khoa như mắt, sản phụ khoa, cơ xương khớp, tai mũi họng, hô hấp… Hội đồng thẩm định căn cứ trên cơ sở pháp lý, tính hợp hiến, hợp pháp tính thống nhất đồng bộ, tính khả thi đã phản biện mang tính chất độc lập với cơ quan chủ trì soạn thảo.

Nguồn: Zing News

Tin mới