Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Biến chứng thường gặp với bệnh viêm amidan

(VTC News) -

Không chỉ gây triệu chứng khó chịu, căn bệnh viêm amidan còn để lại nhiều di chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng máu...

Amidan là một tổ chức Lympho ở sau họng, có tác dụng bảo vệ cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn, virus,... Amidan có rất nhiều khe hốc, vì vậy đã tạo điều kiện cho lẩn khuất và trú ngụ ở đó. Viêm amidan là tình trạng viêm của viêm mạc học nhưng sẽ gây ra các triệu chứng: đau họng, sốt, nổi hạch ở cổ...

Viêm amidan không đau khiến nhiều người lo lắng (Ảnh minh họa).

Vai trò của amidan là giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại xâm nhập qua đường ăn, đường thở để chúng không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Thế nhưng do vị trí của amidan ở nơi giao thoa giữa đường ăn uống nên rất dễ bị tấn công và sưng viêm. Cơn đau rát khó chịu ở 2 bên hầu họng là triệu chứng thường gặp nhất khi bị viêm amidan và được chia thành 2 loại:

Viêm amidan cấp: Đây là tình trạng tổn thương viêm sung huyết, xuất tiết hoặc viêm mủ. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên. Các triệu chứng khởi phát nhanh và đột ngột khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Viêm amidan cấp tính có thể chữa khỏi sau 2 tuần.

Viêm amidan mãn tính: Khi viêm cấp tính tái phát nhiều lần, amidan phình to và các hốc xuất hiện mủ trắng nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này bệnh nhân dễ bị sốt vặt, ngứa và vướng họng, khạc nhổ do xuất tiết, hôi amidan sưng to, thậm chí khó nuốt, khó thở, ngưng thở khi ngủ.

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan

Viêm amidan xảy ra khi biểu mô phủ tại hạch bạch huyết sau cổ họng nhiễm trùng và đau nhức. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

Vi khuẩn, virus: Viêm amidan do nhiễm khuẩn thường liên quan đến các khuẩn cầu thận,... Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị viêm khi nhiễm các loại virus khác.

Tạng bạch huyết: Bạch huyết là hệ thống phức tạp với nhiều bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh. Tuy nhiên khi cơ quan này phát triển bất thường, cổ họng sẽ gặp phải tình trạng tăng bạch huyết và làm amidan bị sưng, viêm.

Cấu trúc amidan bất thường: Cấu tạo của amidan là nhiều cấu trúc khe, hốc cùng hệ thống bạch huyết phát triển bất thường. Điều này có thể tạo điều kiện để vi khuẩn, virus tích tụ và phát triển dẫn đến viêm nhiễm.

Vệ sinh răng miệng kém sạch sẽ: Người bệnh không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh không sạch sẽ có thể tạo điều kiện để vi khuẩn ở khoang miệng sinh sôi và tấn công amidan.

Ô nhiễm môi trường: Sống hoặc làm việc tại môi trường ô nhiễm, khói bụi và có nhiều chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đường hô hấp, trong đó bộ phận bị nhiễm nặng nhất là amidan và họng

Ngoài ra, viêm amidan dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng ở họng và yết hầu. Vì vậy, các dấu hiệu viêm amidan sau sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh: khô, nóng và đau ở họng, tức ngực, ho có đờm, dịch mũi chảy nhiều dẫn đến khó thở,...

Điều trị amidan tại nhà

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau những lần vui chơi tiếp xúc với bụi bẩn. Vệ sinh răng miệng đúng cách, khuyến khích súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng (nồng độ đẳng trương 0.9%)

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao thể trạng.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ em bằng cách bổ sung nhiều Vitamin có trong thức ăn như: rau, củ, quả, tập thói quen uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây. Hạn chế ăn những món ăn khô, cứng, gia vị cay, rán hoặc thực phẩm lạnh.

Hãy để cho bé tránh xa môi trường nhiều khói bụi, đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi đi ra ngoài để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh; giữ ấm cổ khi thời tiết chuyển mùa.

Cần giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết chuyển mùa, nếu ở trong phòng lạnh cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với cơ thể của bé (25 - 28 độ), thường xuyên vệ sinh tấm chắn của máy điều hòa để bảo vệ cơ quan hô hấp cho trẻ nhỏ.

Ngày nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan như cắt bằng dao điện, bằng phương pháp bóc tách, bằng Plasma và bằng sóng Radio cao tần. Vì vậy khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, hãy tới gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Diễm Mai

Tin mới