Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), năm 2021 có 537 triệu người phải sống chung với bệnh đái tháo đường hằng ngày và được ước tính sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030.
Cũng chia sẻ về căn bệnh này, bác sĩ Hà Thị Kim Thanh - Phó trưởng khoa tim mạch nội tiết Bệnh viện Nông nghiệp cho biết, đái tháo đường là bệnh về rối loạn chuyển hoá, đặc trưng bởi tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến các rối loạn chuyển hoá một số chất quan trọng như chất béo, chất đạm gây ra bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường là bệnh về rối loạn chuyển hoá - Hình minh hoạ
Đái tháo đường gồm có 3 loại:
Đái tháo đường type 1: xảy ra do phá huỷ tế bào beta tụy, dẫn đến trường hợp thiếu insulin tuyệt đối.
Đái tháo đường type 2: xảy ra do rối loạn chuyển hóa glucose, suy giảm chức năng tế bào beta của tuyến tụy và kháng insulin.
Đái tháo đường thai kỳ: Là bệnh đái tháo đường được chẩn đoán và phát hiện trong 3 tháng cuối hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh đái tháo đường như do quá trình điều trị HIV/AIDS, cấy ghép mô, sử dụng các loại thuốc và hóa chất…
Một số triệu chứng bệnh đái tháo đường bác sĩ chia sẻ:
Gầy, Sút cân
Khát nước nhiều
Đói nhiều
Hay mệt mỏi
Xuất hiện các vết loét trên cơ thể
Đi tiểu thường xuyên
Theo bác sĩ Hà Thị Kim Thanh - Phó trưởng khoa tim mạch nội tiết Bệnh viện Nông nghiệp, người bệnh đái tháo đường nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để hiểu rõ tình trạng bệnh của bản thân, từ đó nhận được phương pháp điều trị và phù hợp với thể trạng do bác sĩ chuyên khoa đề xuất.
Ngoài ra bệnh nhân còn có thể kết hợp chế độ ăn uống điều độ và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Tập thể dục và ăn uống điều độ điều trị tiểu đường.
Người mắc bệnh đái tháo đường cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:
Các loại thực phẩm chứa chất béo bão hoà và có nhiều cholesterol vì chúng sẽ gây ra các nguy cơ về bệnh tim mạch và không tốt cho sức khỏe đối với người bệnh.
Hạn chế ăn bánh mì, gạo trắng, miến, bột sắn dây.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn các loại mứt, hoa quả sấy khô bởi chúng chứa một lượng đường rất cao trong thành phần, không tốt cho sức khỏe người bệnh
Ngoài ra người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt mỡ, thịt lợn, nội tạng động vật, kem, các loại nước có ga…
Người bệnh tiểu đường cần bổ sung một số các loại thực phẩm sau:
Nhóm đường bột: Các loại ngũ cốc như gạo, rau củ, đậu gỗ… được chế biến bằng phương pháp luộc, nướng, hấp sẽ cung cấp khá nhiều tinh bột. Việc sử dụng các loại thực phẩm này sẽ hỗ trợ người bệnh cắt giảm cơm để cải thiện tình trạng bệnh.
Nhóm chất béo, đường: Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng các loại chất béo không bão hoà như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, olive, mỡ cá…
Nhóm thịt cá: Để loại bỏ bớt lượng mở trong khẩu phần ăn hằng ngày, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng thịt cá, thịt nạc và bỏ đi phần da hoặc mỡ. Nên sử dụng các phương pháp chế biến ít dầu mỡ như hấp, luộc và áp chảo.
Hoa quả: Trái cây chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe. Người bệnh tiểu đường vì vậy nên ăn nhiều trái cây tươi, tuy nhiên hạn chế ăn các loại quả ngọt như sầu riêng hay xoài…
Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên thêm kem và sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...
Rau: các loại rau cung cấp carbohydrate an toàn cho người bị bệnh đái tháo đường. Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Lưu ý không nên sử dụng rau với các loại sốt có nhiều chất béo.
Người bệnh tiểu đường nên luyện tập thể chất thường xuyên có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp kiểm soát huyết áp, kiểm soát tốt đường máu, giảm mỡ máu, tăng cường chất lượng giấc ngủ…
Tuỳ thuộc vào thể trạng của bản thân mà người bệnh có thể lựa chọn các bài tập phù hợp và tối ưu nhất. Dưới đây là một số bài luyện tập tốt mà người bệnh đái tháo đường nên lựa chọn:
Bơi lội
Đạp xe
Đi bộ
Leo cầu thang
Tập yoga
Thái cực quyền
Đạp xe đạp
Đái tháo đường là một bệnh nguy hiểm, mọi người nên chủ động khám sức khỏe định kỳ kết hợp với chế độ ăn uống bổ dưỡng, luyện tập thể dục thường xuyên để có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.