Một em bé ở Alabama (Hoa Kỳ) nặng chưa đầy nửa cân được sinh ra sau khi mẹ cậu chuyển dạ vừa mới 21 tuần và một ngày tuổi thai đã được chứng nhận là em bé sinh non nhất thế giới sống sót.
Curtis và mẹ của cậu ấy là Michelle Butler.
Kỷ lục thế giới Guinness và Bệnh viện UAB, Birmingham, Hoa Kỳ đã công bố rằng, Curtis Means, người chỉ nặng đúng 420gr khi mới sinh, đã lập kỷ lục mới. Sinh non 132 ngày vào ngày 5/7/2020 với một bé song sinh không qua khỏi, Curtis hiện khỏe mạnh và đã được 16 tháng tuổi.
Bác sĩ Brian Sims, người chăm sóc cậu bé, cho biết, số liệu thống kê cho thấy những đứa trẻ sinh ra quá nhỏ hầu như không có cơ hội sống sót, nhưng Curtis đã đánh bại điều đó.
“Chúng tôi thường đưa ra lời khuyên về sự chăm sóc tận tâm trong những tình huống sinh non như vậy”, Sims chia sẻ trong một tuyên bố từ Đại học Alabama tại Birmingham (Hoa Kỳ), cơ quan điều hành bệnh viện, “Điều này cho phép cha mẹ ôm con và trân trọng khoảng thời gian ít ỏi mà họ có thể có với nhau”.
Curtis Means được sinh ra ở tuổi thai 21 tuần và một ngày tại Trung tâm Phụ nữ và Trẻ sơ sinh UAB, Birmingham, Hoa Kỳ.
Thay vào đó, Curtis ngày càng khỏe mạnh và được xuất viện sau 275 ngày trong bệnh viện. Trong thời gian đó, cậu bé luôn cần sự giúp đỡ của các nhà trị liệu để bắt đầu sử dụng miệng và ăn.
“Cuối cùng có thể đưa Curtis về nhà và sự ngạc nhiên từ những đứa con lớn của tôi với em trai của chúng là khoảnh khắc mà tôi sẽ luôn ghi nhớ”, Michelle Butler - mẹ của Curtis, ở vùng nông thôn Eutaw, Alabama, Hoa Kỳ bày tỏ.
Một thai nhi được coi là đủ tháng ở tuần thứ 40, nhưng Butler đã chuyển dạ sau khi mang song thai chỉ hơn một nửa thời gian đó. Cô được chuyển đến Bệnh viện UAB, nơi có đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh trong khu vực, nơi cô sinh Curtis và C'Asya.
C'Asya qua đời một ngày sau đó, nhưng Curtis đã có thể thở máy sau 3 tháng. Sau nhiều tháng chăm sóc suốt ngày đêm, cậu bé đã được về nhà.
“Chúng tôi không biết tương lai sẽ ra sao đối với Curtis vì không có ai khác như cậu ấy”, Sims nói, “Cậu ấy bắt đầu viết câu chuyện của chính mình vào ngày được sinh ra. Câu chuyện đó sẽ được nhiều người đọc, nghiên cứu và hy vọng sẽ giúp cải thiện việc chăm sóc trẻ sinh non trên khắp thế giới”.