(VTC News) - Nên kiểm tra hao mòn lốp xe tối thiểu mỗi tháng một lần, trước và sau mỗi chuyến đi xa để quyết định khi nào cần thay lốp mới, căn chỉnh độ chụm bánh xe hoặc điều chỉnh thói quen lái xe hàng ngày.
Lốp quan trọng không kém các bộ phận khác của xe. Chăm sóc và bảo dưỡng lốp sẽ giúp bạn lái xe an toàn và hiệu quả. Sau đây là hướng dẫn để bạn “bắt bệnh” và xử lý các vấn đề thường gặp với lốp xe bị mòn.
Hiện tượng | Nguyên nhân | Khắc phục |
Cả hai thành lốp đều bị mòn | Lốp non hơi | Bơm thêm hơi và kiểm tra các lỗ thủng |
Các gân lốp giữa bị mòn | Lốp căng hơi | Rút bớt hơi xuống giới hạn tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất |
Lốp mòn hẳn một bên | Bánh xe đặt lệch | Đặt lại vị trí các bánh xe |
Lốp mòn không đều, xuất hiện các vệt trắng, các đoạn lồi lõm trên bề mặt… | Bánh xe đặt lệch hoặc không thăng bằng | Điều chỉnh góc đặt bánh xe và vị trí các bánh sao cho thăng bằng |
Xuất hiện các vệt trắng bất thường | Bánh xe không thăng bằng, mòn giảm xóc | Cân bằng bánh xe hoặc thay giảm xóc |
Chỉ có thành lốp trước bị mòn | Cua xe quá gấp | Thực hiện các vòng cua chậm lại |
Mòn lốp theo kiểu xuất hiện hoa văn hình răng cưa | Bánh xe đặt lệch | Đặt lại vị trí bánh xe |
Xuất hiện tiếng rền, tiếng ồn và các âm thanh lạ khác | Bánh xe đặt lệch, mòn lốp hoặc giảm xóc | Đặt lại vị trí bánh xe, thay lốp hoặc giảm xóc mới |
Có tiếng rít quanh vành lốp | Bánh xe đặt lệch hoặc lốp non hơi | Kiểm tra hao mòn tại rãnh lốp và có biện pháp xử lý phù hợp |
Lốp non hơi hoặc căng hơi đều bị hao mòn nhanh. Lốp non hơi bị nóng quá mức sau quãng đường chạy dài, làm xe “uống” nhiều nhiên liệu hơn và khó điều khiển. Lốp căng hơi dễ bị nổ, khiến xe mất ổn định và gây nguy hiểm. Hoặc lốp đặt lệch tại bánh xe cũng bị hao mòn nhanh, gây khó khăn cho người lái.
Các hiện tượng dẫn tới hao mòn gân lốp xe, từ trái qua: 1. Lốp non hơi, 2. Lốp căng hơi, 3 & 4. Lốp bị đặt lệch |
Tìm kiếm vật lạ mắc vào lốp xe: Hãy quan sát xem giữa các đường gân lốp có mắc đinh, đá hay mảnh vụn nào không. Gỡ bỏ chúng nếu có. Nếu nghe có tiếng xì hơi khi gỡ đinh thì giữ nguyên mẩu đinh đó tại vị trí cũ và nhờ thợ sửa xe chuyên nghiệp vá lốp xe bị thủng.
Quan sát mép lốp: Nhằm phát hiện các khu vực bị ăn mòn, trầy xước sâu, các đoạn phình ra hay sủi bọt, các khe hở nhỏ hoặc lỗ thủng nếu có. Hãy kiểm tra xem lốp xe có được lắp vừa khít, đồng đều quanh vành bánh xe hay không ?
Nhìn kỹ đường gân lốp: Hầu hết mọi lốp xe đều có dấu hiệu báo mòn hay còn gọi là chỉ số mòn lốp TWI. Đó là các mảnh cao su cứng không nhìn thấy ở lốp thường nhưng sẽ xuất hiện ở những đường gân lốp bị mòn khoảng 0,16 cm so với bề mặt lốp xe. Nếu dấu hiệu này xuất hiện tại 2, 3 vị trí khác nhau trong mặt lốp xe, hãy thay lốp mới.
Sử dụng thí nghiệm nhỏ với đồng xu quay ngược đầu nhân vật xuống dưới để kiểm tra độ hao mòn lốp |
Nếu bạn không thấy chỉ số TWI xuất hiện và bạn nghĩ lốp xe hao mòn dưới dung sai cho phép, hãy đặt một đồng xu nhỏ vào rãnh giữa đường gân lốp với phần đầu nhân vật trên đồng xu hướng xuống dưới. Nếu sau đó bạn vẫn nhìn thấy đầu nhân vật đó, hãy nhanh chóng thay mới lốp xe.
Để kiểm tra hao mòn gân lốp chuẩn hơn, đặt một thước mỏng vào đường gân lốp và đo chiều dài từ chân tới bề mặt đường gân. Khoảng cách này cần lớn hơn 0,16 cm (Nếu các lốp trước hao mòn hơn lốp sau và hoa văn trên lốp trông khác thường, hãy đặt lại các bánh xe của bạn cho ngay ngắn, chuẩn xác).
Nếu
lốp xe
tiếp tục xuống hơi, hãy mang xe tới trạm bảo dưỡng gần đó để kiểm tra các lỗ thủng. Đôi khi vành bánh xe lắp không chuẩn cũng gây ra các lỗ thủng cho lốp. Tiệm bảo dưỡng xe sẽ khắc phục tình trạng này với máy móc và dụng cụ chuyên dụng.
Trần Anh