Ảnh dựng đồ họa cho xe đua Valkyrie.
Bắt đầu từ mùa giải 2020 - 2021, cả WEC lẫn Le Mans sẽ bỏ hạng mục đua cao nhất với tên gọi cũ là LMP1, thay vào đó là chế độ "Hypercars" bao gồm hai mảng cạnh tranh khác nhau là siêu xe thử nghiệm và phiên bản đua của siêu xe thường.
Để có đủ điều kiện tham gia vào thể thức đua sức bền WEC, FIA quy định các hãng xe sẽ phải sản xuất ít nhất 20 phiên bản thương mại của mẫu xe đua, trong hai năm tính từ ngày chiếc xe bắt đầu tham gia vào các cuộc đua. Với quy định này, những hãng siêu xe có thể dễ dàng đem các dòng hypercar dân dụng vào WEC hơn và ngược lại. Ngoài Toyota, chỉ có Aston Martin từng xác nhận sẽ tham gia vào hệ thống giải WEC với chiếc Valkyrie.
Aston Martin từng xác nhận sẽ tham gia vào hệ thống giải WEC với chiếc Valkyrie.
Nếu Aston Martin thực sự rút Valkyrie ra khỏi mục đua Hypercar thì sẽ chỉ còn Toyota với tư cách là nhà sản xuất duy nhất cam kết chạy đua trong tháng 9 năm nay cho mùa 2020 - 2021.
Các nhà sản xuất như Scuderia Cameron Glickenhaus cho biết họ sẽ tham gia vào năm 2021 và Peugeot có thể tham gia vào năm 2022.
Quyết định loại bỏ kế hoạch đua Valkyrie của Aston Martin trong cuộc đua sức bền hàng đầu mới được cho rằng có liên quan đến khoản đầu tư gần đây sau khi bán 16,7% cổ phần cho tỷ phú người Canada cũng là chủ sở hữu đội đua F1, Lawrence Stroll.
Kể từ khi tin tức đầu tư nổ ra, Aston Martin dự kiến sẽ công bố một loạt biện pháp cắt giảm chi phí để giảm 10 triệu bảng chi phí hoạt động hàng năm, cũng như đẩy mạnh việc khởi động dự án hồi sinh thương hiệu Lagonda với những dòng crossover chạy điện kéo dài từ năm 2022 đến sau 2025.
Vấn đề lúc này là FIA sẽ làm gì trong trường hợp Aston Martin rút khỏi cuộc đua?
Những hình ảnh chạy thử nghiệm của Valkyrie: